Chứng nhận NSF là gì? Các lĩnh vực ứng dụng của tiêu chuẩn
Chứng nhận NSF được đánh giá cao bởi người tiêu dùng, nhà sản xuất và các cơ quan quản lý vì nó đã được đánh giá bởi các Tổ chức chứng nhận độc lập, uy tín.
1. Chứng Nhận NSF Là Gì?
Tiêu chuẩn NSF là quy chuẩn đánh giá tính an toàn của thiết bị đối với người tiêu dùng. Đây không phải là chuẩn mực bắt buộc của tất cả các thiết bị phòng bếp, dụng cụ nấu ăn. Tất cả các sản phẩm đạt chuẩn NSF chắc chắn sẽ đáp ứng được tiêu chuẩn của Bộ Y Tế.
Chứng nhận NSF thể hiện rằng sản phẩm, thực phẩm, hàng hoá đó đã tuân thủ theo các yêu cầu của tiêu chuẩn NSF về sức khoẻ và an toàn. NSF không chỉ đơn thuần đánh giá chất lượng sản phẩm mà còn đánh giá quy trình sản xuất hoặc chế tạo sản phẩm.
Liên hệ AHEAD để được hỗ trợ tư vấn NSF
Chứng chỉ NSF là cụm từ viết tắt của National Sanitation Foundation. Tổ chức NSF được thành lập tại University of Michigan năm 1944 với vai trò bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng. Tổ chức NSF đánh giá độc lập và đưa ra các yêu cầu liên quan đến sức khoẻ, đặc biệt là nguồn nước. NSF được hoạt động như một tổ chức Phi lợi nhuận và trở thành Trung tâm hợp tác về An toàn và Xử lý nước uống của WHO từ năm 1996.
Chứng chỉ NSF là việc kiểm tra thường xuyên quá trình sản xuất sản phẩm. Nếu bất cứ sản phẩm nào không tuân thủ các tiêu chí của tiêu chuẩn NSF thì sản phẩm đó sẽ bị thu hồi và mất chứng nhận. Đồng thời, người tiêu dùng cũng có thể được thông báo rằng sản phẩm đó không đáp ứng yêu cầu.
2. Lợi ích của chứng nhận NSF
Dưới đây là các lợi ích của doanh nghiệp khi đạt được chứng chỉ NSF:
Đối với doanh nghiệp
Đối với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm và thực phẩm muốn ưu tiên chất lượng và sự an toàn, việc đạt được chứng chỉ NSF là một bước cần thiết. Điều này giúp doanh nghiệp của họ khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh không được chứng nhận và chứng minh cam kết cung cấp các sản phẩm an toàn và đáng tin cậy.
Đối với các công ty, cá nhân làm trong lĩnh vực nhà hàng, quán ăn có các sản phẩm đạt chứng nhận NSF sẽ tăng sự tin cậy đối với khách hàng và giảm thiểu rủi ro khi bị kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Lợi ích của chứng chỉ NSF
Đối với người tiêu dùng
Thực tế hiện nay cho thấy trên thế giới có hơn 3.000 người tử vong liên quan đến vấn đề thực phẩm chất lượng kém, hơn 50 triệu người nhiễm bệnh do ăn thực phẩm bẩn. Do đó, việc lựa chọn các sản phẩm đạt chất lượng cao, đáp ứng tiêu chuẩn NSF sẽ hạn chế tình trạng bị ngộ độc thực phẩm, tình trạng nhiễm dịch chéo, bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng hơn.
Đối với môi trường
Trong quá trình sản xuất sản phẩm, các công ty, doanh nghiệp sẽ tuân thủ theo yêu cầu của tiêu chuẩn NSF để hạn chế tối đa các nguy hại đối với môi trường, góp phần bảo vệ môi trường bền vững, hạn chế gây ô nhiễm môi trường hơn.
3. Các lĩnh vực ứng dụng của NSF
Nhãn hiệu NSF biểu tượng cho sự an toàn đối với sức khoẻ người sử dụng. Chứng nhận NSF thể hiện sự đáp ứng về mặt kỹ thuật trong lĩnh vực y tế và an toàn công cộng. Các lĩnh vực ứng dụng của NSF có thể kể đến như: các sản phẩm công nghiệp, thương mại và công nghiệp, bao gồm thiết bị gia dụng, hệ thống ống nước và vòi nước, nước đóng chai, thực phẩm chức năng, xử lý nước sinh hoạt, xử lý nước công nghiệp, sản phẩm xử lý nước gia đình, , thiết bị gia dụng…
4. Quy trình chứng nhận NSF
Các sản phẩm muốn đạt chứng chỉ NSF sẽ phải trải qua quá trình đánh giá nghiêm ngặt bởi Tổ chức chứng nhận. Dưới đây là quy trình chứng nhận NSF các doanh nghiệp có thể tham khảo:
Bước 1: Đăng ký chứng nhận
Doanh nghiệp có nhu cầu làm chứng chỉ NSF thì liên hệ với Tổ chức chứng nhận và gửi các thông tin cần thiết như tên doanh nghiệp, địa chỉ, sản phẩm đăng ký, thông tin chi tiết về sản phẩm…
Bước 2: Thu thập tài liệu
Tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành thu thập tài liệu, hồ sơ sản phẩm của doanh nghiệp đăng ký chứng nhận.
Quy trình đánh giá kiểm tra cấp chứng chỉ NSF
Bước 3: Thử nghiệm sản phẩm
Tổ chức NSF sẽ tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất, lấy mẫu sản phẩm cần chứng nhận và phân tích sản phẩm. Kết quả thử nghiệm sẽ được NSF xem xét và xác nhận.
Bước 4: Đánh giá hồ sơ, tài liệu
Tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá các hồ sơ, quy trình sản xuất sản phẩm nhằm đảm bảo các quy trình sản xuất đã tuân thủ yêu cầu của NSF hay chưa.
Bước 5: Xét duyệt hồ sơ
Tổ chức NSF sẽ triển khai xét duyệt các hồ sơ, tài liệu liên quan đến sản phẩm của doanh nghiệp đăng ký.
Bước 6: Cấp chứng chỉ
Nếu các hồ sơ, tài liệu sản phẩm và sản phẩm đã đạt yêu cầu thì tổ chức NSF sẽ tiến hành cấp chứng chỉ NSF cho doanh nghiệp. Sau khi sản phẩm được chứng nhận, hàng năm doanh nghiệp cần liên hệ để đánh giá lại nhằm duy trì hiệu lực của chứng chỉ NSF.
5. Cách kiểm tra sản phẩm đạt NSF
Sản phẩm đạt tiêu chuẩn NSF là khi sản phẩm đó tuân thủ theo 5 tiêu chí sau:
- Thiết bị lọc được sản xuất có cấu trúc bền vững.
- Thiết bị lọc được sản xuất an toàn, không có chất độc gây hại
- Khả năng lọc của sản phẩm đúng như cam kết của doanh nghiệp sản xuất
- Sản phẩm có độ tin cậy và chất lượng ổn định thông qua vật liệu và quy trình sản xuất không đổi
- Các tài liệu kỹ thuật, quảng cáo hay nhãn mác không gây nhầm lẫn.
6. Tổ chức đánh giá tiêu chuẩn NSF uy tín
Tổ chức NSF là đơn vị đánh giá tiêu chuẩn NSF trên thế giới hiện nay. NSF là tổ chức do WHO đứng đầu cung cấp các dịch vụ kiểm nghiệm và chứng nhận chất lượng sản phẩm để đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt an toàn trước khi đến tay người tiêu dùng đúng như cam kết quảng cáo của doanh nghiệp sản xuất.
7. Liên hệ chứng nhận NSF
Nếu Quý doanh nghiệp đang có nhu cầu tư vấn đăng ký sản phẩm chứng nhận NSF thì hãy liên hệ với chúng tôi theo số Hotline: Ms. Phương: 0987.953.530 hoặc Email: phuongphuongmkt68@gmail.com để được hỗ trợ và tư vấn trong thời gian sớm nhất!