Hướng dẫn lập báo cáo ESG uy tín, hiệu quả cho doanh nghiệp
Báo cáo ESG (Môi trường - Xã hội - Quản trị) hiện đang là một trong những xu thế toàn cầu của các doanh nghiệp trong khía cạnh phát triển bền vững và thực hành kinh doanh có trách nhiệm.
1. ESG là gì?
ESG là cụm từ viết tắt của Environmental, Social, and Governance, có nghĩa là báo cáo về Môi trường, Xã hội và Quản trị. ESG còn được gọi là Báo cáo phát triển bền vững. Trong đó:
- Môi trường liên quan đến các vấn đề như quản lý chất thải, tiết kiệm năng lượng và tác động đến biển, rừng, đất đai.
- Xã hội liên quan đến yếu tố nhân quyền, an toàn lao động, đa dạng và bình đẳng giới.
- Quản trị liên quan đến các chính sách quản lý, đạo đức kinh doanh, trách nhiệm của đội ngũ lãnh đạo và quản lý rủi ro.
Báo cáo ESG- Báo cáo phát triển bền vững
2. Báo cáo ESG là gì?
Báo cáo ESG là việc thể hiện các dữ liệu về Môi trường, Xã hội, Quản trị của doanh nghiệp, tổ chức đó. Mục đích của báo cáo ESG chính là làm sáng tỏ các hoạt động liên quan đến ESG của doanh nghiệp góp phần nâng cao tính minh bạch đối với các nhà đầu tư, khách hàng.
Báo cáo ESG chính là sự tóm tắt các lợi ích định tính và định lượng từ các hoạt động ESG của doanh nghiệp nên các nhà đầu tư, đối tác có thể thực hiện đầu tư ESG, sàng lọc, điều chỉnh các khoản đầu tư theo giá trị của chúng và tránh các doanh nghiệp có nguy cơ bị thiệt hại về môi trường, sai lầm xã hội hoặc tham nhũng.
3. Báo cáo ESG bao gồm những gì?
Nội dung của báo cáo ESG bao gồm thông tin định lượng và định tính liên quan đến 3 chủ đề chính là Môi trường, Quản trị và Xã hội. Đối với mỗi chủ đề sẽ có các yêu cầu cụ thể khác nhau.
3.1. Môi trường
Doanh nghiệp của bạn đang làm gì để bảo vệ môi trường? Phạm vi liên quan đến yếu tố môi trường bao gồm:
- Doanh nghiệp đang làm gì để chống biến đổi khí hậu?
- Doanh nghiệp đang thực hiện những gì để giảm lượng khí thải carbon?
- Cách doanh nghiệp bảo vệ đa dạng sinh học, cải thiện chất lượng không khí và nước, chống phá rừng, hoặc quản lý chất thải một cách có trách nhiệm
- Doanh nghiệp đang sử dụng tài nguyên và chuỗi cung ứng một cách có trách nhiệm như thế nào?
3.2. Xã hội
Doanh nghiệp đang làm gì để cải thiện cuộc sống. Các yếu tố liên quan đến phạm vi xã hội bao gồm:
- Cách doanh nghiệp nuôi dưỡng con người và môi trường làm việc của mình
- Các sáng kiến của doanh nghiệp về đa dạng giới tính, dân tộc, và cộng đồng LGBT
- Sự gắn kết của nhân viên trong doanh nghiệp
- Bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư
- Sự tham gia của cộng đồng
- Nhân quyền và các tiêu chuẩn lao động
3.3. Quản trị
Doanh nghiệp đang làm gì để ngăn chặn nạn tham nhũng và đảm bảo các khoản đầu tư của mình vẫn bền vững trong tương lai? Các yếu tố trong phạm vi quản trị bao gồm:
- Kiểm soát nội bộ của một doanh nghiệp
- Các nguyên tắc, chính sách và thủ tục quản lý vai trò lãnh đạo, cơ cấu uỷ ban kiểm toán, quyền cổ đông, thành phần hội đồng quản trị, thù lao cho người điều hành, hối lộ, vận động hành lang, đóng góp chính trí và các chương trình tố giác.
AHEAD- Đơn vị tư vấn hàng đầu về ESG
4. Vì sao báo cáo ESG là xu thế tất yếu của doanh nghiệp?
Thu hút các đối tác kinh doanh, nhà đầu tư
Các đối tác kinh doanh, nhà đầu tư sẽ sử dụng tính minh bạch do báo cáo ESG đưa ra để đánh giá mức độ rủi ro của công ty và xác định hiệu quả tài chính có thể có trong tương lai của công ty. Khi sự quan tâm của các đối tác kinh doanh, nhà đầu tư đối với ESG tăng lên, số lượng ký kết hợp đồng cũng tăng theo.
Báo cáo tạo sự minh bạch
Tính minh bạch trong được coi như một công cụ để giải phóng vốn và tạo ra các giải pháp cho những thách thức toàn cầu lớn mà các tổ chức phải đối mặt ngày nay (ví dụ như biến đổi khí hậu, bình đẳng và bảo mật dữ liệu).
Tính minh bạch trong báo cáo ESG cũng khuyến khích trách nhiệm giải trình, điều cần thiết cho sự hợp tác và phát triển các giải pháp khả thi. Ngoài ra, các tổ chức có thể theo dõi tiến trình, đặt điểm chuẩn và liên lạc khi các mục tiêu ESG của họ đã được đáp ứng.
Báo cáo ESG thu hút các đối tác kinh doanh, nhà đầu tư
Đáp ứng các yêu cầu pháp lý
- Theo quy định các công ty đại chúng phải lập báo cáo thường niên theo mẫu quy định trong đó bao gồm các chủ đề ESG và khuyến khích các doanh nghiệp tách rời báo cáo phát bền vững ESG ra khỏi báo cáo thường niên.
- Các quy định và chính sách hiện tại đang hướng tới việc bắt buộc phải báo cáo về ESG. EU là thị trường xuất khẩu quan trọng của nhiều quốc gia, đã ban hành chỉ số phát triển bền vững vào năm 2022 và dự kiến chính thức áp dụng vào năm 2025. Do đó, các doanh nghiệp đã, đang và sẽ kinh doanh trực tiếp hay gián tiếp với thị trường này đều phải biết về ESG và thực hành ESG.
- Các lực lượng quản lý cũng đang gây áp lực buộc các công ty phải lập báo cáo ESG. Các thương hiệu chủ động và tập trung vào tương lai sẽ hiểu tầm quan trọng của việc đáp ứng các tiêu chí ESG để đáp ứng bối cảnh kinh doanh đang thay đổi.
5. Các doanh nghiệp có bắt buộc phải thực hiện báo cáo ESG không?
Có rất nhiều công ty, doanh nghiệp vẫn thắc mắc liệu đơn vị mình có cần phải thực hiện ESG hay không? Hãy cùng tham khảo một vài thông tin hữu ích bên dưới nhé.
Tại Việt Nam
Theo quy định tại Việt Nam, những công ty nào có doanh thu trên 100 tỷ đồng và niêm yết trên sàn chứng khoán thì bắt buộc phải công bố báo cáo ESG. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay có doanh thu chưa tới 100 tỷ nhưng để đáp ứng nhu cầu về thị trường và các thị trường xuất khẩu thì cũng đều mong muốn áp dụng ESG vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của họ.
Tuỳ thuộc vào nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp sẽ có các quy định cấp quốc gia hoặc cấp khu vực pháp lý cụ thể đối với việc báo cáo ESG.
Tại Hoa Kỳ
Các doanh nghiệp, tập đoàn giao dịch công khai đã phải chịu áp lực ngày càng tăng trong những năm gần đây về việc phải có báo cáo ESG.
Uỷ ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ đã ban hành các đề xuất và hướng dẫn về công bố thông tin liên quan đến khí hậu như một phần của báo cáo ESG, cũng như đề xuất các quy định trong tương lai. Các sàn giao dịch riêng lẻ, bao gồm Sở giao dịch chứng khoán New York và Nasdaq tổng hợp, đã khuyến khích các tổ chức phát hành cung cấp báo cáo.
Tại Châu Á
Viện Ngân hàng Phát triển Châu Á lưu ý rằng các sàn giao dịch chứng khoán ở Singapore và Thái Lan yêu cầu công bố ESG.
Tại Liên minh Châu Âu
Quy định công bố tài chính bền vững đã có hiệu lực từ tháng 3 năm 2021, đặt ra các yêu cầu về báo cáo ESG với trọng tâm vào các sáng kiến liên quan đến sự bền vững. Nghị định này được bổ sung bởi Chỉ thị Báo cáo Bền vững doanh nghiệp có hiệu lực từ tháng 01 năm 2023. Các doanh nghiệp, tổ chức lớn tại Vương quốc Anh phải báo cáo sử dụng khung SECR (Báo cáo Năng lượng và Carbon).
6. Quy trình lập Báo cáo ESG
Báo cáo ESG được thiết kế theo các khung/ tiêu chuẩn về phát triển bền vững như Sáng kiến báo cáo toàn cầu (GRI), Giao thức Phát thải khí nhà kính (GHG Protocol) và chuẩn mực đảm bảo AA1000. Chỉ với 5 bước đơn giản dưới đây, doanh nghiệp/công ty của bạn có thể xây dựng báo cáo một cách hiệu quả. Quy trình lập Báo cáo ESG được hướng dẫn chi tiết bên dưới. Cụ thể:
Bước 1: Xác định mục tiêu ESG cho doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần hiểu rõ cách thức hoạt động của đơnv vị để đưa ra mục tiêu cho phù hợp. Tiến hành đánh giá cơ sở và tính trọng yếu kỹ lưỡng để xác định hiệu suất hiện tại của doanh nghiệp so với các tiêu chí ESG chính. Doanh nghiệp có thể dự vào kết quả của những đánh giá này để theo dõi tiến trình đạt được các mục tiêu bền vững của mình.
Bước 2: Sử dụng khung Smart để thiết lập mục tiêu
SMART là cụm từ viết tắt của Specific- Measurable- Achievable- Realistic- Timely. Sử dụng tiêu chí SMART sẽ giúp doanh nghiệp thiết lập các mục tiêu ESG có thể đạt được trong khung thời gian định trước.
Specific
Xác định rõ ràng chính xác những gì doanh nghiệp sẽ làm và cách doanh nghiệp sẽ làm điều đó.
Measurable
Kết hợp dữ liệu có thể đo lường và theo dõi được giúp doanh nghiệp có thể theo dõi được tiến trình đang ở mức độ nào.
Achievable
Doanh nghiệp cần chắc chắn rằng mục tiêu của tổ chức có thể đạt được và doanh nghiệp sẽ thực hiện mục tiêu như thế nào.
Realistic
Mục tiêu có kết nối với các mục tiêu kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp không? Mục tiêu sẽ khó có thể thực hiện được nếu thiếu đi tính thực tế.
Timely
Xác định mốc thời gian có ngày kết thúc khi doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình. Doanh nghiệp cần đảm bảo nhóm của mình thống nhất về thời điểm đạt được mục tiêu. Xây dựng các tham số giới hạn thời gian vào chiến lược ESG của doanh nghiệp.
Quy trình lập báo cáo ESG nhanh chóng
Bước 3: Thu thập dữ liệu định lượng và định tính để theo dõi tiến độ
Doanh nghiệp cần sử dụng đúng nền tảng để theo dõi nội bộ dữ liệu ESG và đo lường tiến độ của tổ chức mình. Dữ liệu ESG cũng sẽ cung cấp bằng chứng hỗ trợ cho doanh nghiệp giúp đặt mục tiêu trung gian để duy trì đà phát triển cao.
Bước 4: Xác định các chỉ số hiệu suất chính cho từng mục tiêu ESG
Đối với mỗi mục tiêu ESG, doanh nghiệp sẽ cần đối chiếu nhiều biện pháp đo lường. Các phép đo số liệu này được gọi là Chỉ số hiệu suất chính (KPI). Mỗi mục tiêu ESG sẽ được liên kết với một số thước đo KPI cụ thể.
Tiếp theo, kết hợp các thước đo KPI định lượng với các thước đo định tính dưới dạng các mục tiêu ngắn hạn và đã xác định.
Bước 5: Chia sẻ và công bố các mục tiêu ESG
Công khai các mục tiêu ESG của doanh nghiệp và doanh nghiệp đang ở đâu về tiến trình đạt được những mục tiêu này. Tính minh bạch sẽ nâng cao trách nhiệm giải trình và độ tin cậy, nghĩa là khách hàng có thể thấy doanh nghiệp đang ở đâu trên hành trình của mình.
7. Mẫu báo cáo ESG của các tập đoàn đầu ngành
Mẫu báo cáo ESG thường được thiết kế rất bắt mắt và thể hiện đầy đủ các dữ liệu liên quan đến 3 trụ cột chính đó là: Môi trường- Xã hội và Quản trị. Dưới đây là một số mẫu báo cáo của các Tập đoàn lớn dẫn đầu ngành như Ngân hàng Shinbank, Công ty đa quốc gia Bia Carlsberg, Tập đoàn FPT.
Báo cáo ESG của Tập đoàn FPT
Báo cáo của Tập đoàn FPT được thể hiện rất sinh động
Báo cáo ESG của Ngân hàng Shinbank
Báo cáo của Ngân hàng Shinbank (Shinhan Bank)
Báo cáo ESG của Công ty đa quốc gia Bia Carlsberg
Báo cáo của Công ty đa quốc gia Bia Carlsberg
8. Vì sao nên chọn AHEAD tư vấn báo cáo ESG?
Chúng tôi có các đội ngũ chuyên gia tư vấn chuyên nghiệp, với 20 năm kinh nghiệm và nhiệt huyết sẵn sàng cung cấp thông tin chi tiết về các ngành nghề và hỗ trợ Quý công ty trong việc tư vấn, hướng dẫn lập báo cáo ESG. Cụ thể:
- Rà soát và tư vấn các chỉ số ESG được các cổ đông tin tưởng;
- Nâng cao nhận thức cho các bên liên quan của Quý công ty về các chủ đề ESG trọng yếu, bao gồm cả Hội đồng quản trị - đối tượng kỳ vọng ban điều hành của Công ty phải dẫn dắt xu thế ESG;
- Tư vấn soạn thảo báo cáo ESG/ phát triển bền vững theo các chuẩn mực và khung về ESG, ví dụ: GRI, IIRC, TCFD và SASB, qua đó Công ty sẽ truyền đạt câu chuyện về hành trình ESG của mình đối với các nhà đầu tư, hội đồng quản trị và các bên liên quan để truyền cảm hứng đến họ để cùng đồng hành trên hành trình này;
- Cung cấp đảm bảo độc lập cho các dữ liệu trên báo cáo phát triển bền vững của Quý công ty, tuân theo các tiêu chuẩn hàng đầu của thị trường như Sáng kiến Báo cáo Toàn cầu (GRI), Kiểm kê phát thải khí nhà kính (GHG Protocol), CDP và AA1000;
- Hỗ trợ Quý công ty soạn thảo và nộp bộ hồ sơ VNSI (chỉ số phát triển bền vững) thông qua việc tư vấn điền bảng câu hỏi trước khi gửi đi hồ sơ; chúng tôi cũng sẽ thực hiện đánh giá hiện trạng của Quý công ty so với bộ tiêu chí của VNSI để cải thiện vị trí của Quý công ty trên bảng xếp hạng.
9. Liên hệ tư vấn báo cáo ESG
Nếu doanh nghiệp, công ty của bạn đang có nhu cầu lên sàn chứng khoán hoặc thu hút các nhà đầu tư và muốn làm Báo cáo ESG thì hãy liên hệ với AHEAD theo số Hotline: Ms. Phương: 0987.953.530 hoặc Email: phuongphuongmkt68@gmail.com để được hỗ trợ và tư vấn trong thời gian sớm nhất!