HƯỚNG DẪN LẬP BÁO CÁO KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH
Lập báo cáo Kiểm kê khí nhà kính đáp ứng yêu cầu Nghị định số 06/2022/NĐ-CP và quyết định số 01/2022/QĐ-TT năm 2023 là điều mà rất nhiều các doanh nghiệp quan tâm hiện nay. Vậy làm thế nào để lập Báo cáo Kiểm kê khí nhà kính chính xác và nhanh chóng, hãy tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.
Kiểm kê khí nhà kính là gì?
Kiểm kê Khí nhà kính (KNK) là hoạt động thu thập thông tin, số liệu về các nguồn phát thải khí nhà kính, tính toán lượng phát thải khí nhà kính, hấp thụ khí nhà kính trong một phạm vi xác định và trong một năm cụ thể theo phương pháp và quy trình do cơ quan thẩm quyền ban hành.
Báo cáo Kiểm kê khí nhà kính là một bản Báo cáo về lượng các KNK phát thải ra hoặc hấp thụ từ bầu khí quyển.
Lĩnh vực cần Kiểm kê Khí nhà kính
6 lĩnh vực cần thực hiện kiểm kê khí nhà kính, bao gồm:
1. Xây dựng: tiêu thụ năng lượng trong ngành xây dựng; các quá trình công nghiệp trong sản xuất xây dựng;
2. Các quá trình công nghiệp: luyện kim; sản xuất hóa chất; công nghiệp điện tử; sử dụng sản phẩm thay thế cho các chất làm suy giảm tầng ô zôn; sản xuất và sử dụng các sản phẩm công nghiệp khác;
3. Năng lượng: khai thác than, dầu, khí tự nhiên; công nghiệp sản xuất năng lượng; tiêu thụ năng lượng trong công nghiệp, dịch vụ, thương mại và dân dụng;
4. Chất thải: xử lý chất thải rắn bằng phương pháp sinh học; bãi chôn lấp chất thải rắn; thiêu đốt và lộ thiên chất thải; xử lý và xả thải nước thải;
5. Giao thông vận tải: tiêu thụ năng lượng trong giao thông vận tải;
6. Nông nghiệp, lâm nghiệp, sử dụng đất: chăn nuôi; lâm nghiệp và thay đổi sử dụng đất; trồng trọt; tiêu thụ năng lượng trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; các nguồn phát thải khác trong nông nghiệp
Đối tượng cần Kiểm kê khí nhà kính
Các đối tượng doanh nghiệp cần Kiểm kê Khí nhà kính, bao gồm:
- Đối với các doanh nghiệp có mức phát thải khí nhà kính hang năm từ 3.000 tấn C02 tương đương trở lên hoặc thuộc một trong các trường hợp sau:
- Công ty kinh doanh vận tải hang hóa có tổng tiêu thụ nhiên liệu hang năm từ 1.000 tấn dầu tương đương (TOE) trở lên;
- Cơ sở xử lý chất thải rắn có công suất hoạt động hang năm từ 65.000 tấn trở lên;
- Nhà máy nhiệt điện, cơ sở sản xuất công nghiệp có tổng lượng tiêu thụ năng lượng hang năm từ 1.000 TOE trở lên;
- Tòa nhà thương mại có tổng tiêu thụ năng lượng hang năm từ 1.000 TOE trở lên.
Quy trình Kiểm kê Khí nhà kính
Bước 1: Tìm hiểu thông tin, ngành nghề, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;
Bước 2: Đào tạo nhận thức về Khí nhà kính;
Bước 3: Đánh giá hiện trạng;
▪️ Quan sát hiện trường tiêu thụ năng lượng, nhiên liệu…
▪️ Xem xét hồ sơ theo dõi, tổng hợp tiêu thụ nhiên liệu, năng lượng…
Bước 4: Xác định ranh giới
▪️ Ranh giới của tổ chức
▪️ Kiểm soát hoạt động
▪️ Kiểm soát tài chính
- Kiểm soát vốn chủ sở hữu
- Phạm vi phát thải (Phạm vi 1-2-3)
Bước 5: Lựa chọn và thiết lập năm cơ sở;
Bước 6: Thu thập số liệu, thống kê lượng tiêu thụ cho từng phạm vi;
Bước 7: Tính toán phát thải khí nhà kính
▪️ Tính lượng phát thải theo từng phạm vi
▪️ Tính tổng lượng phát thải và quy đổi thành tấn CO2 tương đương (CO2tđ)
Bước 8: Hoàn thiện và lập báo cáo kèm biện pháp giảm thiểu.
Bước 9: Hỗ trợ thủ tục gửi báo cáo Kiểm kê Khí nhà kính tới Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững - Bộ Công Thương; Sở Tài Nguyên và Môi trường và các cơ quan khác có thẩm quyền.
Bước 10: Hỗ trợ thẩm tra báo cáo Kiểm kê Khí nhà kính định kỳ hàng năm;
Bước 11: Hỗ trợ các thủ tục đăng ký chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 14064-1:2018 bởi các Tổ chức chứng nhận Quốc tế uy tín nhằm khẳng định bằng chứng tuân thủ và thực hiện cam kết bảo vệ môi trường của doanh nghiệp.
Liên hệ tư vấn chứng nhận
Ms.Phương: 0987.953.530
Email: phuongphuongmkt68@gmail.com