Tiêu chuẩn ISO 50001 - Hệ thống quản lý năng lượng mới nhất 2024
Tiêu chuẩn ISO 50001 - Hệ thống quản lý năng lượng ra đời nhằm thiết lập các quy trình, hệ thống cần thiết nhằm cải tiến mức tiêu thụ năng lượng hiệu quả hơn.
1. Tiêu chuẩn ISO 50001 là gì?
1.1. Giới thiệu tổng quan về ISO 50001
Tiêu chuẩn ISO 50001 (viết tắt là EnMS) được ban hành năm 2011 bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO). ISO 50001 được xem là một công cụ hiệu quả cho mọi doanh nghiệp, tổ chức trong việc xây dựng, áp dụng và duy trì Hệ thống quản lý năng lượng giúp sử dụng năng lượng hiệu quả hơn. Đồng thời, tạo cơ sở cho việc tự đánh giá nội bộ hoặc đánh giá và cấp chứng chỉ ISO 50001 về việc đáp ứng các yêu cầu về quản lý năng lượng bởi các Tổ chức chứng nhận độc lập, có uy tín.
Một công ty/ doanh nghiệp có vận hành hiệu quả hay không cũng dựa vào việc quản lý, sử dụng nguồn năng lượng trong tổ chức của mình như thế nào. Bởi lẽ việc sử dụng năng lượng không hiệu quả sẽ gây ra sự tổn thất lớn về chi phí cho công ty/ doanh nghiệp đó. Do đó, việc áp dụng ISO 50001 vào doanh nghiệp là điều rất cần thiết trong thời buổi hiện nay.
1.2. Lịch sử hình thành của tiêu chuẩn ISO 50001
Năng lượng đóng vai trò là yếu tố chủ chốt, quan trọng trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các công ty, doanh nghiệp hiện nay. Việc dành một khoản chi phí cho việc tiêu thụ năng lượng là một thách thức lớn đối với các tổ chức, doanh nghiệp nhằm đảm bảo đáp ứng nguồn năng lượng sử dụng cho các mục tiêu khác về phát triển và tăng trưởng kinh tế, xã hội.
Thực tế cho thấy việc tìm các nguồn năng lượng thay thế, năng lượng mới hay năng lượng tái tạo sẽ tốn kha khá thời gian và chi phí. Vì vậy, việc sử dụng nguồn năng lượng hiệu quả là điều rất cấp bách đối với bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào.
Chính vì lý do đó mà Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế (ISO) đã ban hành Hệ thống quản lý năng lượng vào ngày 15/6/2011 nhằm góp phần giải quyết các thách thức về quản lý năng lượng.
Chứng nhận ISO 50001 đưa ra các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng Hệ thống quản lý năng lượng một cách bài bản, hiệu quả hơn. Tiêu chuẩn này được thiét kế góp phần cải tiến hiệu suất năng lượng và sử dụng năng lượng hiệu quả, tiết kiệm hơn.
2. Lợi ích của việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 50001
Việc áp dụng chứng nhận ISO 50001 đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như:
- Xây dựng khuôn khổ để thực hiện các quy định, vận hành và duy trì hệ thống quản lý năng lượng phù hợp
- Giúp doanh nghiệp quản lý một cách nhất quán, có trách nhiệm về hoạt động quản lý năng lượng
- Đưa ra các giải pháp thực hành tốt về năng lượng, giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận các biện pháp kiểm soát năng lượng phù hợp
- Nâng cao uy tín trong việc vận hành thiết bị, máy móc tiêu thụ nhiều năng lượng
- Góp phần giảm phát thải khí nhà kính do tiêu thụ năng lượng ít hơn, tối ưu hoá nguồn năng lượng hiện có và tận dụng các nguồn năng lượng tái tạo
- Xây dựng uy tín, lòng tin cho các đối tác, khách hàng trong việc được cấp chứng chỉ ISO 50001 bởi các Tổ chức chứng nhận uy tín trên toàn cầu.
- Đáp ứng tuân thủ các yêu cầu của pháp luật, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp thuộc Danh mục sử dụng năng lượng trọng điểm theo quyết định hàng năm của Thủ tướng Chính phủ theo Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
3. Đối tượng áp dụng Hệ thống quản lý năng lượng ISO 50001
Dưới đây là các đối tượng có thể áp dụng chứng nhận ISO 50001, bao gồm:
- Không phân biệt quy mô, hình thức, điều kiện địa lý, văn hoá, xã hội của tổ chức, doanh nghiệp
- ISO 50001 được áp dụng cho các hoạt động trong đơn vị liên quan đến tiêu thụ năng lượng
- ISO 50001 được áp dụng cho bất kể số lượng, sử dụng hoặc loại năng lượng tiêu thụ
- ISO 50001 có thể được áp dụng độc lập hoặc được tích hợp với các hệ thống quản lý khác như ISO 9001, ISO 14001, ISO 45001…
4. Các yêu cầu chính của ISO 50001
Dưới đây là các nội dung chính của chứng chỉ ISO 50001:
- Điều khoản 1: Phạm vi áp dụng
- Điều khoản 2: Tài liệu viện dẫn
- Điều khoản 3: Thuật ngữ và định nghĩa
- Điều khoản 4: Bối cảnh của tổ chức
4.1. Hiểu tổ chức và bối cảnh của tổ chức
4.2. Hiểu nhu cầu và mong đợi của các bên quan tâm
4.3. Xác định phạm vi của hệ thống quản lý năng lượng
4.4. Hệ thống quản lý năng lượng
>> Xem chi tiết tại: Tài liệu ISO 50001
- Điều khoản 5: Sự lãnh đạo
5.1. Sự lãnh đạo và cam kết
5.2. Chính sách năng lượng
5.3. Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn trong tổ chức
- Điều khoản 6: Hoạch định
6.1. Hành động giải quyết rủi ro và cơ hội
6.2. Mục tiêu, chỉ tiêu năng lượng và hoạch định để đạt được mục tiêu và chỉ tiêu
6.3. Xem xét năng lượng
6.4. Chỉ số kết quả thực hiện năng lượng
6.5. Đường cơ sở năng lượng
6.6. Hoạch định việc thu thập dữ liệu năng lượng
- Điều khoản 7: Hỗ trợ
7.1 Nguồn lực
7.2. Năng lực
7.3. Nhận thức
7.4. Trao đổi thông tin
7.5. Thông tin nhận dạng văn bản
- Điều khoản 8: Thực hiện
8.1. Hoạch định và kiểm soát việc thực hiện
8.2. Thiết kế
8.3. Mua sắm
- Điều khoản 9: Đánh giá kết quả thực hiện
9.1. Theo dõi, đo lường, phân tích và đánh giá kết quả thực hiện năng lượng và EnMS
9.2. Đánh giá nội bộ
9.3. Xem xét của lãnh đạo
- Điều khoản 10: Cải tiến
10.1. Sự không phù hợp và hành động khắc phục
10.2. Cải tiến liên tục
5. Quá trình chứng nhận ISO 50001
Bước 1: Đăng ký chứng nhận
Doanh nghiệp liên hệ với Tổ chức chứng nhận và điền các thông tin cần thiết vào form đăng ký chứng nhận như lĩnh vực hoạt động, phạm vi, quy mô…. Sau đó, nhân sự phụ trách của Tổ chức chứng nhận sẽ gửi Báo giá đánh giá cấp chứng nhận cho doanh nghiệp.
Bước 2: Ký hợp đồng chứng nhận
Nếu doanh nghiệp đồng ý với chi phí mà Tổ chức chứng nhận đưa ra thì hai bên sẽ tiến hành ký kết hợp đồng.
Bước 3: Lên kế hoạch đánh giá
Nhân sự phụ trách của Tổ chức chứng nhận sẽ xem xét các thông tin và lên kế hoạch đánh giá phù hợp.
Bước 4: Đánh giá chứng nhận
Đoàn chuyên gia đánh giá của Tổ chức chứng nhận sẽ đánh giá chính thức tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, trước khi đánh giá thì doanh nghiệp cần bắt buộc áp dụng ISO 50001 tối thiểu 3 tháng và đã được xem xét của lãnh đạo và đánh giá nội bộ đầy đủ.
Bước 5: Khắc phục sau đánh giá
Nếu trong quá trình đánh giá, đánh giá viên phát hiện các điểm không phù hợp thì sẽ thể hiện trong báo cáo đánh giá và gửi yêu cầu doanh nghiệp khắc phục. Doanh nghiệp cần khắc phục các điểm không phù hợp này trong thời gian quy định mà Tổ chức chứng nhận đưa ra.
Bước 6: Cấp giấy Chứng nhận
Sau khi hoàn thành báo cáo khắc phục sau đánh giá, Tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành cấp chứng chỉ ISO 50001 cho doanh nghiệp.
Chứng nhận ISO 50001 có hiệu lực trong 03 năm. Hàng năm cần đánh giá giám sát để duy trì hiệu lực của chứng chỉ.
6. Những khó khăn khi triển khai ISO 50001 và cách khắc phục
Việc triển khai ISO 50001 tại nhiều doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn như chi phí triển khai tốn kém, chi phí thuê đơn vị tư vấn, chi phí lắp đặt các thiết bị đo đếm, chi phí đào tạo nhân sự, chi phí triển khai các biện pháp tiết kiệm năng lượng…
Thực tế cho thấy các doanh nghiệp còn thiếu kiến thức, kỹ năng về việc quản lý năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Đồng thời, việc bổ nhiệm cán bộ quản lý chuyên trách về năng lực cũng gặp khó khăn vì nhân sự phụ trách chưa có kiến thức, chuyên môn về lĩnh vực này.
Vì vậy, cách khắc phục các vấn đề tồn đọng trên đó là doanh nghiệp cần phải bố trí nguồn lực không chỉ về tài chính mà còn thiết bị, nhân lực; xây dựng cơ cấu tổ chức/ nhóm quản lý về năng lượng, lắp đặt, trang bị các công cụ theo dõi, đánh giá hiệu quả năng lượng, xây dựng và áp dụng các tài liệu quản lý năng lượng. Và doanh nghiệp nên lựa chọn đơn vị uy tín tư vấn ISO 50001 uy tín như Công ty AHEAD với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn, đào tạo, hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế.
7. Các tổ chức và doanh nghiệp thành công với ISO 50001
Số lượng doanh nghiệp đã áp dụng tiêu chuẩn ISO 50001 trên thế giới và Việt Nam ngày càng nhiều. Điển hình trong số đó phải kể đến Bridgestone và Bently Motors Limited.
Bridgestone là một trong những tập đoàn sản xuất lốp xe lớn nhất tại Nhật Bản. Đây cũng là công ty sản xuất lốp xe ô tô đầu tiên áp dụng Hệ thống quản lý năng lượng theo ISO 50001.
Trong quá trình xây dựng, áp dụng và chứng nhận Hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001 tại Nhà máy Bridgestone’s Wilson, nhiều dự án tiết kiệm năng lượng đã được thiết lập như: thực hiện nhiều dự án tối ưu hóa chiếu sáng, vận hành nồi hơi bằng khí tự nhiên thay cho chất đốt, sửa chữa tức thì các rò rỉ không khí và hơi nước, tắt thiết bị khi không hoạt động và lắp đặt hệ thống ống dẫn cách điện.
Gary Williamson – Quản lý Bridgestone Americas Tire Operations (BATO) tại Wilson, N.C., USA của Tập đoàn Bridgestone chia sẻ: “Đã từ lâu công ty chúng tôi tập trung giảm việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và xây dựng các quy tắc sản xuất bền vững vì vậy nhận được chứng chỉ này là niềm vinh dự rất lớn. Tôi tự hào mà nói rằng đó cũng là công việc thường ngày tại nhà máy của chúng tôi. Tiết kiệm năng lượng không chỉ tốt cho môi trường mà còn tốt cho tất cả chúng ta, vì thế nó thực sự mang lại lợi ích cho cả đôi bên”.
Bentley Motors Limited nổi tiếng là một nhà sản xuất xe hơi siêu sang của Anh. Đây cũng là doanh nghiệp sản xuất dòng xe hơi siêu sang đầu tiên áp dụng và được cấp chứng chỉ ISO 50001:2011 – Hệ thống quản lý năng lượng – Các yêu cầu hướng dẫn sử dụng.
Mặc dù việc sản xuất xe hơi của Bentley Motors Limited tăng gấp 10 lần từ năm 2002 đến năm 2007 nhưng không có sự gia tăng về tác động đối với môi trường, điều đó đồng nghĩa với việc các chi phí về năng lượng trên mỗi xe giảm xuống qua từng giai đoạn, giúp rất nhiều cho doanh thu của hãng.
Bentley đã giảm tiêu thụ nước còn một nửa trong quá trình phủ mạ khi áp dụng các hệ thống quản lý năng lượng ISO 50001 và hệ thống quản lý môi trường ISO 14001.
Tại Việt Nam đã có 74 doanh nghiệp áp dụng và được cấp chứng chỉ ISO 5001 thành công. Có thể kể đến như: Công ty Diesel Sông Công, Công ty Vinamilk, Công ty Xi măng Vicem Tam Điệp, Công ty Sản xuất thức ăn chăn nuôi CP, Công ty CP lương thực thực phẩm Colusa-MILIKET, Công ty TNHH Đông Nam Á Lào Cai, các công ty thuộc Tập đoàn Prime…
8. Xu hướng phát triển của ISO 50001 trong tương lai
Hiện nay, số lượng doanh nghiệp áp dụng và được chứng nhận ISO 50001 tại Việt Nam còn khá ít nên hiệu quả tiết kiệm năng lượng chưa thực sự rõ rệt. Tuy nhiên, trên thế giới số lượng doanh nghiệp áp dụng ISO 50001 trên thế giới đã tăng rất nhiều qua các năm gần đây và đã gặt hái được nhiều thành công trong việc tiết kiệm năng lượng.
Chứng chỉ ISO 50001 đã đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và góp phần mục tiêu phát triển bền vững trên toàn thế giới. Việc áp dụng Hệ thống quản lý năng lượng đòi hỏi doanh nghiệp không chỉ nâng cao năng lực quản lý mà còn cả lắp đặt các máy móc, thiết bị phù hợp cũng như hạ tầng kỹ thuật với chi phí không hề nhỏ.
Do đó, Hệ thống quản lý năng lượng theo phiên bản mới nhất ISO 50001:2018 quy định việc kết hợp quản lý năng lượng vào thực tiễn hàng ngày của các công ty sản xuất, doanh nghiệp, tổ chức giúp các đơn vị này xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý năng lượng bài bản góp phần cải thiện tiêu thụ năng lượng và hiệu quả sử dụng năng lượng.
Việc áp dụng ISO 50001 hướng tới mục tiêu giảm chi phí năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính và các tác động môi trường có liên quan khác, thông qua việc quản lý năng lượng có hệ thống. ISO 50001 có thể áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp, tổ chức không phân biệt quy mô, loại hình và không phụ thuộc vào điều kiện về vị trí địa lý, văn hóa, xã hội.
9. Liên hệ tư vấn chứng nhận ISO 50001
Nếu Quý doanh nghiệp đang có nhu cầu tìm hiểu tiêu chuẩn ISO 50001 trước khi tiến hành thủ tục đánh giá cấp chứng chỉ ISO 50001 thì hãy liên hệ với chúng tôi theo số Hotline: Ms. Phương: 0987.953.530 hoặc Email: phuongphuongmkt68@gmail.com để được hỗ trợ và tư vấn trong thời gian sớm nhất!