Tiêu chuẩn RSB - Chứng nhận về sinh khối và nhiên liệu sinh học

Tiêu chuẩn RSB là một trong những tiêu chuẩn khắt khe về sinh khối và nhiên liệu sinh học được đông đảo các doanh nghiệp, công ty sản xuất quan tâm hiện nay.

1. Tiêu chuẩn RSB là gì?

Tiêu chuẩn RSB hay còn gọi là Hội nghị Bàn tròn về Vật liệu sinh học bền vững là tiêu chuẩn về vật liệu và nhiên liệu vền vững được làm từ sinh khối, chất thải và dư lượng. RSB ban đầu được thành lập để đảm bảo tính bền vững của nhiên liệu sinh học, RSB đã mở rộng vào năm 2013 sang lĩnh vực vật liệu sinh học và hiện cung cấp một hệ thống toàn diện để chứng nhận nguyên liệu thô sinh học.

RSB cung cấp các công cụ và giải pháp để giảm thiểu rủi ro kinh doanh, góp phần đạt được các mục tiêu SDG của Liên hợp quốc và có tiêu chuẩn chứng nhận toàn cầu, được đánh giá ngang hàng, đáng tin cậy về vật liệu sinh học, nhiên liệu sinh học và sản xuất sinh khối bền vững. Nguyên tắc và Tiêu chí RSB mô tả cách sản xuất sinh khối, nhiên liệu sinh học và vật liệu sinh học theo cách có trách nhiệm với môi trường, xã hội và kinh tế. RSB có các thành viên từ phong trào toàn cầu gồm các doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ, học giả, chính phủ và các tổ chức Liên hợp quốc.

Tiêu chuẩn RSB- Chứng nhận về sinh khối và nhiên liệu sinh học- ảnh 1

Chứng nhận RSB là minh chứng cho các đối tác bao gồm nhà đầu tư, nhà quản lý, cộng đồng rằng doanh nghiệp của bạn tuân thủ về phát triển bền vững.

RSB công nhận các doanh nghiệp sản xuất và chế biến nhiên liệu sinh học và sinh khối tuân thủ các yêu cầu, tiêu chí quản lý môi trường và trách nhiệm xã hội nghiêm ngặt, đạt mức tuân thủ cao hơn mức tối thiểu được thiết lập trong chương trình Biếu giá thức ăn chăn nuôi Nhật Bản (FIT), Chỉ thị năng lượng tái tạo của EU năm 2009 và 2018, các yêu cầu của ICAO CORSIA và các hướng dẫn về ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị).

2. Quy trình chứng nhận theo tiêu chuẩn RSB

Doanh nghiệp cần thực hiện các bước dưới đây để tiến hành đánh giá cấp chứng chỉ RSB. 

Bước 1: Đăng ký chứng nhận

Doanh nghiệp liên hệ Tổ chức chứng nhận và điền thông tin vào mẫu đơn đăng ký gồm tên doanh nghiệp, địa chỉ nhà máy, phạm vi đăng ký chứng nhận, lĩnh vực hoạt động…Dựa trên thông tin này, Tổ chức chứng nhận sẽ gửi chi phí đánh giá cấp chứng nhận RSB cho doanh nghiệp.

Bước 2: Đánh giá trước (tùy chọn)

Nếu doanh nghiệp có nhu cầu đánh giá thử trước khi tiến hành đánh giá chính thức thì có thể liên hệ và trao đổi Tổ chức chứng nhận. Chuyên gia đánh giá sẽ tiến hành đánh giá rủi ro, xem xét tự đánh giá của doanh nghiệp cùng với các báo cáo chuyên môn để xác định các lỗ hổng. Tất cả các yếu tố chính dẫn đến rủi ro cùng với các hành động không tuân thủ sẽ được thể hiện trong báo cáo đánh giá trước.

Tiêu chuẩn RSB- Chứng nhận về sinh khối và nhiên liệu sinh học- ảnh 2

Bước 3: Lên kế hoạch đánh giá

Tổ chức chứng nhận sẽ gửi kế hoạch đánh giá cho khách hàng.

Bước 4: Đánh giá chính thức

Chuyên gia đánh giá sẽ tiến hành đánh giá hoạt động của doanh nghiệp dựa trên các Nguyên tắc và Tiêu chí RSB trong RSB. Nếu trong quá trình phát hiện có điểm không phù hợp thì sẽ được thể hiện trong báo cáo đánh giá và gửi cho doanh nghiệp.

Bước 5: Hoàn thành các hành động khắc phục

Doanh nghiệp cần hoàn thành khắc phục các điểm chưa phù hợp trong thời gian cụ thể và gửi cho Tổ chức chứng nhận trước thời hạn.

Bước 6: Cấp chứng chỉ

Tổ chức chứng nhận xem xét báo cáo đánh giá và tài liệu hành động khắc phục để đưa ra quyết định chứng nhận. Đối với những người đạt được chứng nhận, một báo cáo đánh giá cuối cùng và chứng chỉ được cấp để xem xét cho RSB.

3. Lợi ích khi tuân thủ RSB

Việc tuân thủ RSB đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, cụ thể:

Mở rộng cơ hội hợp tác

Việc áp dụng chứng nhận RSB giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro trong quá trình sản xuất, nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.

các bên liên quan nhận diện và giảm thiểu rủi ro để hợp tác thuận tiện hơn như cổ đông, nhà đầu tư, khách hàng…Đồng thời kết hợp tính bền vững trong hệ thống quản lý của các nhà khai thác nhằm phát triển chiến lược kinh doanh dài hạn.

Mở rộng thị trường

Được chứng nhận RSB giúp doanh nghiệp tiếp cận các thị trường quốc tế như EU hay thị trường hàng không.

Tiêu chuẩn RSB- Chứng nhận về sinh khối và nhiên liệu sinh học- ảnh 3

Nâng cao uy tín

Chứng nhận RSB giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín hình ảnh của mình để hợp tác thuận tiện hơn với các cổ đông, nhà đầu tư, khách hàng…Đồng thời kết hợp tính bền vững trong hệ thống quản lý của các nhà khai thác nhằm phát triển chiến lược kinh doanh dài hạn.

Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp

Việc tuân thủ và áp dụng RSB giúp doanh nghiệp vượt qua nhận thức tiêu cực gắn liền với một số vật liệu sinh học.

4. Các tiêu chí cốt lõi của tiêu chuẩn RSB

Nguyên tắc và Tiêu chí RSB mô tả cách đảm bảo rằng quá trình chuyển đổi toàn cầu này dựa trên cách tiếp cận bền vững toàn diện vượt xa quá trình khử cacbon - thúc đẩy các kết quả tích cực về xã hội và môi trường. Cách tiếp cận của RSB trao quyền cho những người ra quyết định trong các thương hiệu, ngành, cơ quan hoạch định chính sách và hơn thế nữa để mang lại những tác động tích cực cho con người và hành tinh.

Dưới đây là 12 tiêu chí quan trọng của chứng nhận RSB, bao gồm:

  1. Tuân thủ pháp luật.
  2. Lập kế hoạch, theo dõi và cải tiến liên tục.
  3. Khí thải gây hiệu ứng nhà kính
  4. Quyền lao động và quyền con người
  5. Phát triển nông thôn và xã hội.
  6. An ninh lương thực địa phương.
  7. Bảo tồn.
  8. Đất.
  9. Nước
  10. Chất lượng không khí
  11. Sử dụng công nghệ, đầu vào và quản lý rác thải
  12. Quyền đất đai

Tiêu chuẩn RSB- Chứng nhận về sinh khối và nhiên liệu sinh học- ảnh 4

5. Ứng dụng của tiêu chuẩn RSB trong ngành công nghiệp

RSB là tiêu chuẩn hàng đầu được thẩm định và có độ tin cậy cao nhất thế giới áp dụng cho nhiên liệu và vật liệu tuần hoàn có nguồn gốc sinh học. Từ đó đưa ra các giải pháp bền vững và công cụ uy tín nhằm giảm thiểu thiệt hại trong kinh doanh và góp phần thực hiện mục tiêu phát tiển bền vững của Liên hợp quốc.

RSB hợp tác với các đối tác từ ngành công nghiệp, xã hội dân sự, nhà hoạch định chính sách và học viện trên toàn cầu để thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn và sinh học thực sự bền vững, dựa trên các Nguyên tắc và Tiêu chí của RSB.

Thực tế cho thấy, ngành hàng không chiếm 2,1% lượng khí thải carbon toàn cầu, khiến hành trình giảm thải carbon của ngành trở nên cấp thiết. Tập đoàn sản xuất máy bay Boeing và RSB đang tiến hành hợp tác và thực hiện một nghiên cứu nhằm mở rộng quy mô sản xuất nhiên liệu hàng không bền vững (SAF) tại Đông Nam Á.

6. Tiêu chuẩn RSB và các chứng nhận bền vững khác

RSB, ISCC, FSC là các tiêu chuẩn quốc tế được đông đảo các doanh nghiệp quan tâm. Tuy nhiên, mỗi chứng chỉ sẽ có ý nghĩa và phạm vi chứng nhận khác nhau. Cụ thể:

Chứng chỉ ISCC

Chứng nhận ISCC có nghĩa là tất cả các nhà điều hành kinh tế dọc theo chuỗi cung ứng phải chứng minh rằng các yêu cầu tiêu chuẩn ISCC có liên quan đã được hoàn thành. Trong ISCC PLUS, phải đảm bảo rằng toàn bộ thượng nguồn chuỗi cung ứng cho đến trang trại/đồn điền hoặc điểm xuất xứ hoàn toàn là ISCC được chứng nhận hoặc từ rừng được chứng nhận FSC.

Chứng chỉ FSC

Chứng chỉ FSC được Hội đồng Quản lý Rừng (FSC) thiết lập nhằm thúc đẩy quản lý rừng có trách nhiệm trên toàn cầu. Chứng chỉ này đảm bảo rằng các sản phẩm gỗ được sản xuất từ nguồn nguyên liệu được kiểm soát và tuân thủ các tiêu chuẩn về môi trường, xã hội và kinh tế.

Chứng chỉ RSB

RSB là một tổ chức toàn cầu, độc lập với nhiều bên liên quan, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế sinh học thế giới thông qua các giải pháp bền vững, chứng nhận, đổi mới và quan hệ đối tác hợp tác.

7. Liên hệ tư vấn chứng chỉ RSB

Nếu Quý doanh nghiệp đang có nhu cầu tìm hiểu tiêu chuẩn RSB để áp dụng vào doanh nghiệp của minh trước khi đánh giá chính thức thì hãy liên hệ với chúng tôi theo số Hotline: Ms. Phương: 0987.953.530 hoặc Email: phuongphuongmkt68@gmail.com để được hỗ trợ và tư vấn trong thời gian sớm nhất!

Liên hệ