Thực trạng các doanh nghiệp ESG tại Việt Nam

Hiện nay, số lượng doanh nghiệp ESG tại Việt Nam ngày càng quan tâm tới xu hướng phát triển bền vững và thực hành kinh doanh có trách nhiệm. Đây là động thái thể hiện các doanh nghiệp đã có những hành động tích cực như công bố báo cáo ESG nhằm đảm bảo không bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh và phòng ngừa các yếu tố rủi ro liên quan đến thực hành ESG bao gồm các yếu tố Môi trường, Xã hội và Quản trị.

1. Lý giải xu hướng ESG tại Việt Nam

ESG hay còn được hiểu là các yếu tố liên quan đến phát triển bền vững. ESG là cụm từ viết tắt của 3 trụ cột quan trọng: E- Môi trường, S- Xã hội, G- Quản trị doanh nghiệp. Đây là 3 tiêu chí để đánh giá hoạt động bền vững của các doanh nghiệp, tổ chức và cũng là cơ sở cho việc lựa chọn các nhà đầu tư tài chính hay đối tác kinh doanh.

ESG đang được các nhà đầu tư dựa vào để xem xét các yếu tố đầu tư trên toàn cầu, đặc biệt là dòng vốn từ Châu Âu và các nước phát triển. Vì vậy, các tổ chức, doanh nghiệp cần thực hành và có báo cáo ESG tốt thì sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn.

thực trạng các doanh nghiệp esg tại việt nam- ảnh 1

Thực trạng các doanh nghiệp ESG tại Việt Nam

Đối với các nhà đầu tư sẽ tập trung vào giá trị bền vững để xem xét các yếu tố của doanh nghiệp đã thực hiện liên quan đến Môi trường, Xã hội và Quản trị hay chưa để đưa vào đánh giá rủi ro cũng như tính toán các chỉ số về lợi nhuận trong trung và dài hạn. Việc thực hành tốt ESG của các tổ chức, doanh nghiệp sẽ góp phần tạo dựng hình ảnh thị trường Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn trong mắt các đầu tư nước ngoài.

Chính bởi những tiềm năng lớn này nên công cuộc phát triển bền vững ở Việt Nam ngày càng được các doanh nghiệp quan tâm. ESG đã trở thành xu hướng chủ đạo và được công nhận rộng rãi là một phần thiết yếu trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Điều này xuất phát từ nhu cầu tác động của nhà đầu tư, người lao động và người tiêu dùng.

Thực tế cho thấy 57% các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) đã xây dựng các cam kết rõ ràng về ESG. Các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam cũng đang có những cam kết nhất định về ESG và sẽ càng phổ biến hơn nữa trong tương lai. Đặc biệt hơn, hơn 40% các doanh nghiệp tư nhân cũng đã đặt ra các cam kết ESG. Các con số này cho thấy tinh thần trách nhiệm của các doanh nghiệp tại Việt Nam và niềm tin về việc các doanh nghiệp sẽ trở nên dẫn đầu trong các hoạt động kinh doanh bền vững.

2. Thực trạng phát triển ESG tại Việt Nam

Thực tế cho thấy các doanh nghiệp tại Việt Nam mới chỉ bắt đầu hành trình ESG. Mặc dù số lượng các doanh nghiệp tại Việt Nam thể hiện sự cam kết ESG khá mạnh mẽ nhưng việc thể hiện giữa kỳ vọng và hành động còn khá xa nhau. Điều này chủ yếu bởi lý do chủ yếu là do các doanh nghiệp còn thiếu kiến thức và chưa biết nên làm gì để thực hành ESG sao cho phù hợp.

Thiếu kinh nghiệm, kiến thức về ESG là rào cản rất lớn với các doanh nghiệp chưa đặt cam kết ESG. Theo kết quả khảo sát cho thấy đến 67% doanh nghiệp vẫn chưa ra cam kết ESG, chủ yếu xuất hiện tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Trong khảo sát, dù với mức độ cam kết trong tư tưởng chiếm đến 80%, chỉ 28% doanh nghiệp đã có các chỉ số rủi ro tổng hợp để giám sát tiến trình triển khai ESG, 35% doanh nghiệp chưa có bất kỳ sáng kiến hay thực hành nào liên quan đến ESG và 71% doanh nghiệp cho biết chưa trang bị đủ kiến thức về các dữ liệu cần thiết để báo cáo ESG.

thực trạng các doanh nghiệp esg tại việt nam- ảnh 2

Thực trạng phát triển ESG tại Việt Nam

3. Cần làm gì để trang bị kiến thức cho các doanh nghiệp Việt Nam

Có rất nhiều cách để trang bị kiến thức cho các doanh nghiệp, tổ chức đang có nhu cầu thực hành ESG. Các doanh nghiệp có thể tham khảo một số thông tin hữu ích sau như:

Hệ thống hoá một bộ khung kiến thức chuẩn chỉnh về ESG đúng với thực trạng của Việt Nam. Khung kiến thức này phải đầy đủ và đa dạng cho tất cả các cấp doanh nghiệp và người lao động.

Củng cố và phổ biến các quy định minh bạch về ESG: Bên cạnh kiến thức về ESG, việc thiếu các quy định minh bạch về ESG khiến cho cán bộ công nhân viên không biết nên chọn lọc chiến lược và định hướng ESG như thế nào.

Làm rõ trách nhiệm quản trị ESG ở ban lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp. Hội đồng quản trị của doanh nghiệp không chỉ đưa ra những lời cam kết về ESG đơn thuần mà còn có những hành động cụ thể trong việc triển khai và giám sát ESG. Những người trong ban lãnh đạo cần đứng ở trung tâm trong việc  xem xét và tích hợp các rủi ro cũng như cơ hội từ ESG, sẵn sàng thảo luận để giải quyết các vấn đề ESG phát sinh trong chương trình nghị sự của các phiên họp hội đồng quản trị.

Liên kết phổ biến và đồng lòng giữa các bên: Nếu ESG chỉ đơn tuần nằm trong câu chuyện của ban lãnh đạo mà không có sự chung tay của toàn thể cán bộ công nhân viên thì sẽ không thể nào hoàn thiện được. Để đạt được điều này chúng ta cần có sự cam kết tập thể và hợp tác giữa các bên liên quan, bao gồm cả doanh nghiệp lẫn các nhà đầu tư, doanh nhân, cơ quan quản lý, giới truyền thông và cả chính phủ.

4. Liên hệ tư vấn ESG tại AHEAD

Để nhận được báo giá trọn gói dịch vụ tư vấn ESG, Quý Doanh nghiệp/ Quý Công ty vui lòng liên hệ trực tiếp với AHEAD theo số Hotline: Ms. Phương: 0987.953.530 hoặc Email: phuongphuongmkt68@gmail.com để biết thêm thông tin.

Liên hệ