Tiêu chuẩn ESG là gì? 3 Tiêu chí quan trọng doanh nghiệp cần biết

Tiêu chuẩn ESG không còn là phong trào mà được xem là chìa khoá phát triển dài hạn và mạnh mẽ đối với bất kỳ doanh nghiệp nào trong mọi lĩnh vực. Các hoạt động mang tính bền vững đang ngày phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà còn là xu thế trên toàn cầu. Hãy cùng AHEAD tìm hiểu tiêu chuẩn ESG và 3 tiêu chí quan trọng mà doanh nghiệp cần biết.

1. Tiêu chuẩn ESG là gì?

Tiêu chuẩn ESG có nghĩa là Môi trường (Environment)- Xã hội (Social) và Quản trị doanh nghiệp (Governance). Bộ 3 tiêu chuẩn trong ESG này dùng để đo lường những yếu tố liên quan đến hoạt động, định hướng phát triển bền vững của tổ chức, công ty. Tiêu chuẩn ESG giúp doanh nghiệp xác định các cơ hội, rủi ro cũng như các mức độ ảnh hưởng khi áp dụng vào vận hành.

Tiêu chuẩn ESG bao gồm rất nhiều các vấn đề liên quan đến luật địa phương, luật quốc tế, các nguyên tắc, thoả thuận ở mỗi nước khác nhau. Để triển khai ESG, công ty cần đáp ứng 3 tiêu chí chính với rất nhiều yêu cầu cụ thể.

Tiêu chuẩn ESG là gì? 3 Tiêu chí quan trọng doanh nghiệp cần biết - ảnh 1

ESG có nghĩa là Môi trường - Xã hội và Quản trị doanh nghiệp 

Điểm số ESG được đánh giá dựa trên những tác động của tổ chức ảnh hưởng tới môi trường, xã hội và hiệu suất của tổ chức đó. Doanh nghiệp nào có điểm số ESG càng cao càng thể hiện mức độ thực hành ESG của doanh nghiệp đó khá tốt.

2. 3 Tiêu chí quan trọng của tiêu chuẩn ESG

2.1. Môi trường

Tiêu chí đầu tiên là Môi trường, đo lường mức độ của công ty có ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên, môi trường trong suốt quá trình vận hành, sản xuất, quản lý. Tiêu chí môi trường bao gồm các yếu tố sau:

1. Biến đổi khí hậu

Yếu tố biến đổi khí hậu sẽ được đánh giá dựa trên các cam kết của doanh nghiệp không chỉ trong nước mà còn quốc tế, chính sách quốc gia và các quy định tại địa phương đó. Tại Việt Nam, tại Hội nghị thượng đỉnh của Liên Hợp Quốc năm 2021 (COP26), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gây ấn tượng với công bố cam kết về ứng phó với biến đổi khí hậu.

  • Đặt mục tiêu tổng lượng phát thải quốc gia giảm 43,5% vào năm 2030, và không phát thải carbon vào năm 2050.
  • Giảm phát thải mêtan ít nhất 30% vào 2020, 40% vào năm 2030.

Với vai trò tiên phong trong việc tạo ra các chính sách ESG, chính phủ sẽ thúc đẩy các công ty Việt Nam có kế hoạch triển khai và cơ sở rõ ràng hơn khi nỗ lực đạt được các cam kết liên quan đến mục tiêu ESG.

2. Năng lượng

Các công ty thực hiện ESG phải đảm bảo khai thác và sử dụng nguồn năng hiệu quả. Các doanh nghiệp hiện nay được khuyến khích sử dụng năng lượng tự nhiên như năng lượng mặt trời, gió tự nhiên hoặc các năng lượng thay thế khác. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp có thể hoạt động mọi lúc mà không phụ thuộc vào các nguồn bị giới hạn, góp phần quy trình sản xuất không bị gián đoạn mà còn tránh được tình trạng cạn kiệt năng lượng.

3. Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên thiên nhiên bao gồm không khí, khoáng sản, cây xanh, đất, nước…Nếu doanh nghiệp muốn đạt điểm ESG cao thì phải có đầy đủ giấy tờ cấp phép khi sử dụng bất cứ nguồn tài nguyên nào kể trên. Bên cạnh đó, nếu công ty nào thường xuyên tổ chức khôi phục, cải tạo các khu vực bị ô nhiêm thì sẽ được ghi thêm điểm ở mục này.

4. Xử lý và tái chế chất thải

Các công ty cần lên danh sách, thống kê cụ thể các loại và khối lượng chất thải nguy hiểm để xử lý và tái chế chất thải cho phù hợp nhằm giảm thiểu chất thải ra môi trường, tối ưu hoá năng lượng. Chất thải cũng được phân loại và để ở một nơi riêng để tránh gây ô nhiễm. Doanh nghiệp có thể di chuyển và đem các loại chất thải này đến nơi xử lý thích hợp được cấp phép.

Công ty, tổ chức có thể tự mình sáng chế, hoặc dùng các dịch vụ tái chế để đảm bảo chất thải được xử lý đúng cách. Một số chất có tỉ lệ và thông số kỹ thuật được, thậm chí được quy định theo luật.

Tiêu chuẩn ESG là gì? 3 Tiêu chí quan trọng doanh nghiệp cần biết - ảnh 2

3 Tiêu chí quan trọng của tiêu chuẩn ESG

2.2. Xã hội

Tiêu chí thứ 2 trong tiêu chuẩn ESG là Xã hội. Điều này giúp các công ty đánh giá các yếu tố liên quan đến xã hội như điều kiện làm việc của nhân sự, mối quan hệ kinh doanh của doanh nghiệp với các đối tác, khách hàng…

1. Quyền riêng tư và bảo mật

Tiêu chí quyền riêng tư và bảo mật vẫn còn khá mới mẻ của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Các yếu tố bảo mật như An ninh mạng, Bộ luật Dân sự, Công nghệ thông tin…

Để thực hiện ESG, các công ty cần sự cho phép của chủ sở hữu trước khi sử dụng, thu thập hoặc làm bất cứ điều gì với dữ liệu của họ. Doanh nghiệp tuyệt đối không được tiết lộ thông tin cá nhân và phải cam kết có các biện pháp bảo vệ dữ liệu.

2. Tính đa dạng, công bằng và hòa nhập

Doanh nghiệp sẽ đánh giá ESG dựa vào việc tuân thủ các quy định của Luật Lao động. Theo đó, doanh nghiệp không được phân biệt đối xử với cán bộ công nhân viên như màu da, chủng tộc, giới tính, tôn giáo hay bất cứ tầng lớp xã hội, doanh nghiệp nào.

3. Môi trường làm việc an toàn

Doanh nghiệp cần đảm bảo môi trường làm việc an toàn lao động và sức khoẻ. Thực hiện ESG nghiêm cấm các trường hợp ngược đãi, ép buộc lao động, quấy rối, bóc lột…Không được sử dụng nhân sự dưới 18 tuổi và cần tuân thủ đúng giờ giấc theo Luật Lao động.

4. Điều kiện làm việc

ESG sẽ dựa theo những quy định trong luật pháp Việt Nam để xem xét điểm số cho doanh nghiệp như mức lương, giờ làm việc, khám sức khỏe, chính sách bảo hiểm…

Tiêu chuẩn ESG là gì? 3 Tiêu chí quan trọng doanh nghiệp cần biết - ảnh 3

Tiêu chuẩn ESG đang là xu hướng tất yếu của hầu hết các doanh nghiệp

2.3. Quản trị doanh nghiệp

Tiêu chí cuối cùng của tiêu chuẩn ESG là Quản trị doanh nghiệp, nhóm đánh giá liên quan đến các hoạt động của doanh nghiệp đảm bảo tính minh bạch, hiệu quả, đạo đức kinh doanh và tuân thủ các quy định địa phương.

1. Công bố báo cáo ESG

Luật Việt Nam quy định các công ty thực hiện ESG phải công bố thông tin, kết quả hoạt động hằng năm như chính sách lao động, khai thác và tiêu thụ tài nguyên, đóng góp cho cộng đồng, báo cáo tài chính….Báo cáo này cần nộp cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam và Sở Giao dịch chứng khoán một cách công khai.

2. Chống hối lộ và tham nhũng

Đây là yếu tố rất được quan tâm trong quản trị, sẽ đánh giá theo luật Phòng chống hối lộ & tham nhũng – luật Hình sự của Việt Nam.

3. Tính đa dạng và hòa nhập của hội đồng quản trị

Tiêu chí ESG này đánh giá sự đa dạng về nguồn gốc của các thành viên trong hội đồng quản trị về giới tính và lý lịch. Theo luật pháp Việt Nam, trong một số trường hợp còn buộc phải có hội động quản trị độc lập, ví dụ 1/5 thành viên hội đồng quản trị của công ty đại chúng chưa niêm yết phải độc lập.

3. Liên hệ tư vấn ESG tại AHEAD

Để nhận được báo giá trọn gói dịch vụ tư vấn tiêu chuẩn ESG, Quý Doanh nghiệp/ Quý Công ty vui lòng liên hệ trực tiếp với AHEAD theo số Hotline: Ms.Phương Phương: 0987.953.530 hoặc Email: phuongphuongmkt68@gmail.com để biết thêm thông tin.

Liên hệ