Chứng nhận BCI- Sáng kiến bông tốt hơn cho ngành dệt may

Chứng nhận BCI là chứng chỉ phổ biến trong ngành dệt may góp phần cải tiến việc trồng bông, đẩy mạnh phát triển bền vững về môi trường, kinh tế và xã hội.

1. Chứng nhận BCI là gì?

BCI là cụm từ viết tắt của Better Cotton Initiative hay còn gọi là BCI Cotton. Đây là tổ chức phi lợi nhuận toàn cầu giúp cho việc trồng bông tốt hơn không chỉ đối với người sản xuất mà còn tốt hơn cho tương lai của ngành dệt may và bảo vệ môi trường.

Trong suốt hơn 10 năm qua, BCI đã thuyết phục được các bên liên quan trở thành đối tác như người nông dân, người thu hoạch, người kéo sợ, nhà sản xuất, nhà cung cấp, công ty sở hữu thương hiệu, các công ty bán lẻ, tổ chức xã hội dân sự, các nhà tài trợ và cả chính phủ. Tính đến nay, đã có hơn 2.500 thành viên tham gia vào mạng lưới Better Cotton với hơn 2,4 triệu nông dân ở 25 quốc gia có giấy phép bán bông của họ với tên gọi Better Cotton.

Chứng nhận BCI- Sáng kiến bông tốt hơn cho ngành dệt may- ảnh 1

Chứng nhận BCI góp phần đẩy mạnh mục tiêu của Liên Hợp Quốc nhằm đạt được sự bền vững về nước và nông nghiệp bền vững trên toàn cầu.

2. Đối tượng chứng nhận BCI

Bất kỳ doanh nghiệp, tổ chức nào có thể trở thành thành viên của Tổ chức BCI Cotton và tham gia cộng đồng toàn cầu với cam kết sản xuất bông tốt hơn bao gồm:

  • Doanh nghiệp sản xuất: Các doanh nghiệp có hoạt động từ sơ chế, chế biến, sản xuất các sản phẩm liên quan đến bông (nông dân trồng bông, công nhân nông trại). Đối với nông dân thì không bắt buộc phải trở thành viên BCI và không phải trả phí, các nông dân có thể tự nguyện đăng ký trở thành thành viên của BCI.
  • Xã hội: bất ký tổ chức phi lợi nhuận nào phục vụ lợi ích công cộng và lợi ích chung liên quan đến chuỗi cung ứng.
  • Các nhà cung cấp và nhà sản xuất: bất kỳ tổ chức thương mại nào trong chuỗi cung ứng bông ngoài nông trại và trước khi bán lẻ: từ mua, bán và cung cấp tài chính liên quan đến sản xuất bông (bao gồm tách hạt bông, kéo sợi, xay…).
  • Nhà bán lẻ và Thương hiệu: Bất kỳ hàng tiêu dùng nào thuộc tổ chức thương mại có nguồn gốc từ bông.
  • Tư cách thành viên liên kết: các tổ chức không thuộc bất kỳ danh mục nào trong số này nhưng có quan tâm đầu tư trong việc hỗ trợ Better Cotton.

3. Các nguyên tắc của chứng nhận BCI

Dưới đây là một số nguyên tắc của chứng chỉ BCI, bao gồm:

  • Hỗ trợ quản lý nước
  • Giảm tác hại của các biện pháp bảo vệ cây trồng
  • Bảo vệ nguồn tài nguyên đất
  • Đẩy mạnh đa dạng sinh học và sử dụng đất có trách nhiệm
  • Bảo quản và chăm sóc chất lượng sợi
  • Đảm bảo trách nhiệm với điều kiện làm việc tốt cho người lao động
  • Áp dụng và vận hành hệ thống quản lý doanh nghiệp hiệu quả

Chứng nhận BCI- Sáng kiến bông tốt hơn cho ngành dệt may- ảnh 2

4. Lợi ích của chứng chỉ BCI

Việc doanh nghiệp sản xuất và được cấp chứng nhận BCI đem lại rât nhiều lợi ích cho doanh nghiệp đó không chỉ về kinh tế mà còn liên quan đến các vấn đề về xã hội, môi trường thông qua đối thoại với các bên quan tâm. Chứng chỉ BCI góp phần sự phát triển bền vững và lâu dài của doanh nghiệp.

Giảm thiểu tác hại tới môi trường

Việc tuân thủ các nguyên tắc của tiêu chuẩn BCI giúp bảo vệ môi trường hiệu quả hơn.

Tạo điều kiện làm việc cho người lao động

Việc trở thành thành viên Better Cotton yêu cầu doanh nghiệp đó phải xây dựng điều kiện môi trường làm viẹc tốt hơn cho nông dân và công nhân nông trại, hỗ trợ sinh kế tốt hơn.

Tiếp cận nguồn cung cấp toàn cầu

Hiện nay, Better Cotton chiếm hơn 22% tổng sản lượng bông trên toàn cầu. Việc được cấp chứng chỉ BCI tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận khách hàng mới trong chuỗi cung ứng của BCI.

Xây dựng uy tín thương hiệu

Việc áp dụng tiêu chuẩn BCI giúp đáp ứng kỳ vọng của các đối tác, khách hàng về tính minh bạch với các hoạt động thực hành sản xuất thông qua cam kết của trang trại đối với vấn đề kiểm soát các tác động môi trường và xã hội.

5. So sánh BCI với các tiêu chuẩn dệt may

Hiện nay có rất nhiều chứng chỉ cho ngành dệt may như BCI, GOTS, GRS, RCS. Vậy các chứng chỉ này khác nhau như thế nào. Hãy cùng tham khảo các thông tin dưới đây nhé:

GOTS

Chứng chỉ GOTS (Global Organic Textile Standard) được sử dụng cho các sản phẩm dệt may được làm bằng ít nhất 70% sợi tự nhiên hữu cơ có chứng nhận.

GRS và RCS

Chứng nhận GRS (Global Recycled Standard) và chứng nhận RCS (Recycled Claim Standard) đều là 2 chứng chỉ đảm bảo nguồn gốc và thành phần vật liệu tái chế, trong đó có bông tái chế. Trong đó:

  • GRS áp dụng với bất kỳ sản phẩm nào chứa ít nhất 20% vật liệu tái chế, hoặc ít nhất 50% thành phần có tái chế.
  • RCS xác minh sự hiện diện và lượng vật liệu tái chế trong sản phẩm cuối cùng có thành phần tỉ lệ ít nhất 5% vật liệu đã được biến đổi từ dòng chất thải rắn.

6. Quy trình chứng nhận BCI

Dưới đây là Quy trình đánh giá cấp chứng chỉ BCI mà các doanh nghiệp có thể tham khảo:

Bước 1: Đăng ký thông tin chứng nhận

Doanh nghiệp cần cung cấp các thông tin vào form mẫu sẵn có của Tổ chức chứng nhận như tên doanh nghiệp, địa chỉ, phạm vi chứng nhận…

Bước 2: Ký hợp đồng BCI

Nếu doanh nghiệp đồng ý với báo giá mà Tổ chức chứng nhận đưa ra thì 2 bên ký hợp đồng đánh giá BCI.

Bước 3: Thu thập dữ liệu

Tổ chức sản xuất cần tập hợp dữ liệu sơ bộ theo hướng dẫn và gửi các hồ sơ để chuyên gia xem xét các tài liệu sản phẩm, tài liệu về quy trình sản xuất, xây dựng sản phẩm,…

Chứng nhận BCI- Sáng kiến bông tốt hơn cho ngành dệt may- ảnh 3

Bước 4: Đánh giá chính thức

Căn cứ vào kế hoạch đánh giá đã thống nhất giữa 2 bên, chuyên gia đánh giá sẽ tiến hành đánh giá chính thức liên quan đến các hồ sơ, tài liệu sản phẩm, quy trình sản xuất…của doanh nghiệp đó.

Bước 5: Dự thảo báo cáo đánh giá

Sau khi hoàn thành đánh giá chính thức, chuyên gia đánh giá sẽ gửi báo cáo đánh giá cho doanh nghiệp bao gồm phân tích dữ liệu, các điểm không phù hợp cần khắc phục và một số yếu tố cần cải tiến.

Bước 6: Khắc phục những điểm không phù hợp (nếu có)

Nếu trong báo cáo đánh giá có các điểm không phù hợp thì công ty đó cần khắc phục các điểm này.

Bước 7: Cấp chứng chỉ

Sau khi chuyên gia đánh giá xem hồ sơ khắc phục của doanh nghiệp và đạt yêu cầu, Tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành cấp chứng chỉ BCI cho doanh nghiệp.

7. Liên hệ chứng nhận BCI

Nếu Quý doanh nghiệp đang có nhu cầu tư vấn chứng nhận BCI để xuất khẩu và thể hiện việc sản xuất bông bền vững thì hãy liên hệ với chúng tôi theo số Hotline: Ms. Phương: 0987.953.530 hoặc Email: phuongphuongmkt68@gmail.com để được hỗ trợ và tư vấn trong thời gian sớm nhất!

Liên hệ