Tiêu chuẩn OCS là gì? Các yêu cầu của OCS đối với sản phẩm
Tiêu chuẩn OCS là gì? Lợi ích của OCS đối với doanh nghiệp và người tiêu dùng như thế nào là điều mà rất nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may quan tâm.
1. Tiêu chuẩn OCS là gì?
Tiêu chuẩn OCS (Organic Content Standard) hay còn gọi là Tiêu chuẩn Thành phần Hữu cơ do Textile Exchange sáng lập và quản lý từ tháng 3/2013 cho đến nay. OCS là tiêu chuẩn quốc tế đưa ra các yêu cầu đối với đầu vào hữu cơ được chứng nhận và chuỗi hành trình sản phẩm. OCS được ra đời nhằm xác minh các nguyên liệu thô được trồng hữu cơ từ trang trại tới sản phẩm cuối cùng.
Mục tiêu của tiêu chuẩn OCS nhằm xác minh hàm lượng nguyên liệu hữu cơ trong sản phẩm và đẩy mạnh sản xuất hữu cơ:
- Là công cụ để xác minh hàm lượng được trồng hữu cơ trong các sản phẩm
- Là công cụ tin cậy cho các doanh nghiệp để thể hiện tuyên bố về nội dung được phát triển tự nhiên tới ngành công nghiệp
- Tạo cơ hội cho các nông dân xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường quốc tế
Phạm vi áp dụng chứng nhận OCS:
- Được áp dụng trên toàn cầu
- Được áp dụng cho tất cả các địa điểm trong chuỗi cung ứng có thành phần được trồng hữu cơ: từ bộ xử lý cho đến sản xuất, đóng gói, dán nhãn, bảo quản, xử lý và vận chuyển thông qua người bán giao dịch giữa công ty và công ty cuối cùng.
- Áp dụng cho các sản phẩm chứa ít nhất 5% nguyên liệu được trồng hữu cơ, được tính bằng tỷ lệ % của toàn bộ sản phẩm nhưng không gồm đồ trang trí và phụ kiện.
- Áp dụng cho các địa điểm trong chuỗi cung ứng sản phẩm không dùng thực phẩm cho con người hay động vật.
2. Quy trình chứng nhận theo tiêu chuẩn OCS
Dưới đây là Quy trình đánh giá cấp chứng chỉ OCS mà các doanh nghiệp có thể tham khảo:
Bước 1: Đăng ký chứng nhận
Doanh nghiệp cần liên hệ và gửi thông tin đăng ký chứng nhận vào form mẫu có sẵn của Tổ chức chứng nhận. Dựa theo các thông tin đó, Tổ chức chứng nhận sẽ gửi chi phí đánh giá OCS cho doanh nghiệp.
Bước 2: Ký hợp đồng
Nếu cả 2 bên đều thống nhất với chi phí đánh giá cấp chứng chỉ OCS thì sẽ tiến hành ký hợp đồng.
Bước 3: Thu thập dữ liệu
Chuyên gia đánh giá sẽ tiến hành xem xét tài liệu sản phẩm, quy trình sản xuất,…của doanh nghiệp.
Bước 4: Đánh giá chính thức
Dựa trên kế hoạch đánh giá đã thống nhất, chuyên gia đánh giá sẽ tiến hành đánh giá trực tiếp tại nhà máy của doanh nghiệp.
Bước 5: Báo cáo đánh giá
Đánh giá viên sẽ gửi báo cáo đánh giá gồm cả những điểm không phù hợp để doanh nghiệp khắc phục và cải tiến.
Bước 6: Khắc phục sau đánh giá
Doanh nghiệp cần khắc phục các điểm không phù hợp trong thời gian quy định.
Bước 7: Cấp chứng chỉ
Sau khi chuyên gia đánh giá xem hồ sơ khắc phục của doanh nghiệp và đạt yêu cầu, Tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành cấp chứng chỉ OCS cho doanh nghiệp.
3. Lợi ích của tiêu chuẩn OCS đối với doanh nghiệp và người tiêu dùng
Việc áp dụng OCS đem lại rất nhiều lợi ích không chỉ cho doanh nghiệp mà còn cho người tiêu dùng.
Đối với doanh nghiệp
- Tạo dựng uy tín và niềm tin cho các đối tác và khách hàng
- Được cấp chứng chỉ có công nhận quốc tế
- Dễ dàng mở rộng thị trường, xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường khó tính như Anh, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc…
- Đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững, bảo vệ môi trường
- Thúc đẩy sản xuất hữu cơ, không sử dụng các chất độc hại ảnh hưởng đến nguồn đất
Đối với người tiêu dùng
- Cung cấp các sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ, minh bạch cho người tiêu dùng
- Được tiếp cận các sản phẩm an toàn, đảm bảo sức khỏe người dùng
- Chọn lựa được các sản phẩm uy tín, có chất lượng
4. Các yêu cầu của OCS với sản phẩm
Chứng chỉ OCS áp dụng cho bất kỳ sản phẩm nào chứa 95-100% chất hữu cơ. Tiêu chuẩn xác minh sự hiện diện và lượng vật liệu hữu cơ trong sản phẩm cuối cùng và theo dõi dòng nguyên liệu thô từ nguồn đến sản phẩm cuối cùng.
Hiện nay có 2 loại chứng nhận OCS là OCS 100 và OCS Blended:
- Chứng chỉ OCS 100: áp dụng cho sản phẩm có chứa 95% nguyên liệu hữu cơ trở lên.
- Chứng chỉ OCS Blended: áp dụng cho các sản phẩm có chứa tối thiểu 5% nguyên liệu hữu cơ được pha trộn với nguyên liệu thô thông thường hoặc tổng hợp.
5. Sự khác biệt giữa tiêu chuẩn OCS và các tiêu chuẩn hữu cơ khác
Ngoài OCS ra thì còn có các tiêu chuẩn khác cũng áp dụng cho ngành may mặc như GOTS.
Tuy nhiên giữa các tiêu chuẩn sẽ có sự khác biệt về yêu cầu nguyên liệu thô khác nhau: OCS chứa hơn 5% nguyên liệu thô đáp ứng các tiêu chuẩn hữu cơ được công nhận, trong khi GOTS yêu cầu các yêu cầu nghiêm ngặt hơn. Nó đòi hỏi 70% sợi tự nhiên hữu cơ, không pha trộn và lên đến 10% sợi tổng hợp hoặc tái chế.
GOTS được coi là tiêu chuẩn dệt hữu cơ toàn diện nhất đề cập đến các khía cạnh hóa học, môi trường và xã hội trong khi OCS chỉ đề cập đến hàm lượng hữu cơ trong sản phẩm.
6. Ứng dụng của chứng nhận OCS trong công nghiệp
Mỗi ngành công nghiệp đều phấn đấu để thành công trong lĩnh vực cụ thể của nó. Nhưng chỉ khi đáp ứng được ba tiêu chí về kinh tế, xã hội và môi trường thì thành công mới có thể được khẳng định. Những yêu cầu này được đánh giá theo một số cách. Những đánh giá này đóng vai trò là nền tảng cho các chứng chỉ ngành dệt may. Việc áp dụng và duy trì tiêu chuẩn OCS được đảm bảo bằng chứng nhận, điều này cũng giúp mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng và xuất khẩu sản phẩm dễ dàng hơn, nâng cao lợi nhuận của doạnh nghiệp.
Chứng nhận OCS có thể hỗ trợ các nhà cung cấp như bạn chứng minh cho khách hàng thấy rằng bạn duy trì các tiêu chuẩn chất lượng của ngành và kinh doanh tuân thủ.
7. Liên hệ tư vấn chứng chỉ OCS
Nếu Quý doanh nghiệp đang có nhu cầu tìm hiểu tiêu chuẩn OCS là gì trước khi áp dụng vào doanh nghiệp của mình thì hãy liên hệ với chúng tôi theo số Hotline: Ms. Phương: 0987.953.530 hoặc Email: phuongphuongmkt68@gmail.com để được hỗ trợ và tư vấn trong thời gian sớm nhất!