Chứng nhận BSCI đánh giá về trách nhiệm xã hội trong kinh doanh
Chứng nhận BSCI là chứng nhận về trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp, công ty. Chứng nhận BSCI là tấm vé thông hành giúp các doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu của các thị trường nước ngoài về việc tuân thủ các quy định về trách nhiệm xã hội tốt theo Bộ Quy Tắc Ứng Xử BSCI.
1. BSCI là gì?
BSCI là cụm từ viết tắt của Business Social Compliance Initiative - Bộ tiêu chuẩn đánh giá tuân thủ trách nhiệm xã hội trong kinh doanh. BSCI được ban hành năm 2003 bởi Hiệp Hội Ngoại Thương (FTA), nay là Hiệp Hội Kinh Doanh Toàn Cầu Về Thương Mại Bền Vững (Amfori).
Bộ Quy tắc ứng xử BSCI bao gồm 11 yêu cầu mà các công ty, doanh nghiệp tham gia BSCI cam kết thực hiện trong chuỗi cung ứng của họ. BSCI hài hoà với các bộ tiêu chuẩn của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và các tuyên bố quan trọng khác của Liên Hợp Quốc, hướng dẫn của OECD cho các công ty đa quốc gia, các tiêu chuẩn về an toàn sức khoẻ nghề nghiệp & môi trường và Hiệp ước Toàn cầu của Liên Hợp Quốc.
BSCI là một sáng kiến dành cho các doanh nghiệp, công ty cam kết cải thiện điều kiện làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp và trang trại trên toàn thế giới.
BSCI thể hiện sự tuân thủ của các nhà máy, xí nghiệp về trách nhiệm xã hội
Bộ tiêu chuẩn BSCI cung cấp cho các công ty một Bộ Quy Tắc Ứng Xử chung và hệ thống toàn diện để đạt được sự tuân thủ trách nhiệm xã hội trong toàn chuỗi cung ứng. Khi một doanh nghiệp đã ký vào Bộ Quy Tắc Ứng Xử của Amfori BSCI, chữ ký thể hiện cam kết của doanh nghiệp đó công khai thực hiện kinh doanh có trách nhiệm của công ty với xã hội.
2. Chứng nhận BSCI là gì?
Chứng nhận BSCI hay còn gọi là Báo cáo BSCI chính là kết quả đầu ra của hoạt động đánh giá chứng nhận BSCI do Tổ chức chứng nhận cấp. Báo cáo BSCI theo từng loại sẽ được công nhận và đảm bảo yêu cầu của khách hàng trên phạm vi toàn cầu.
Đánh giá BSCI là hoạt động đánh giá do Tổ chức chứng nhận có thẩm quyền đánh giá sự phù hợp theo tiêu chuẩn BSCI.
3. Đặc điểm của tiêu chuẩn BSCI?
Tất cả các doanh nghiệp, công ty đều có thể đánh giá để được chứng nhận BSCI. BSCI không phân biệt quy mô, ngành nghề lĩnh vực của các doanh nghiệp, công ty đăng ký.
Chứng nhận BSCI là việc cam kết doanh nghiệp áp dụng, tập trung vào việc phát triển hệ thống quản lý về trách nhiệm xã hội, an toàn sức khoẻ nghề nghiệp và bảo vệ môi trường.
Các công ty, nhà máy, doanh nghiệp nếu muốn tham gia vào thị trường xuất khẩu toàn cầu hay các chuỗi cung ứng được yêu cầu áp dụng tuân thủ bộ quy tắc BSCI.
Bất kể doanh nghiệp nào cũng có thể đăng ký chứng nhận BSCI
Đối với các công ty, doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng, tham gia vào thị trường xuất khẩu toàn cầu được yêu cầu áp dụng tuân thủ Bộ quy tắc BSCI.
4. Cách xếp hạng và hiệu lực của chứng nhận BSCI
Sau khi Tổ chức chứng nhận hoàn thành đánh giá chính thức tại doanh nghiệp và doanh nghiệp đó đã hoàn tất các hồ sơ khắc phục thì sẽ được cấp Báo cáo BSCI có kết quả đánh giá đi kèm. Báo cáo BSCI sẽ được xếp theo các hạng A,B,C,D,E. Cụ thể như sau:
- Hạng A, B: có hiệu lực trong 02 năm
- Hạng C, D: có hiệu lực trong 01 năm
- Hạng E: có giá trị trong 01 năm
Phân loại |
Đặc điểm |
Thời hạn |
Điều kiện phù hợp |
Báo cáo loại A |
|
2 năm |
Không cần phải thực hiện đánh giá theo dõi |
Báo cáo loại B |
|
2 năm |
Không cần phải thực hiện đánh giá theo dõi |
Báo cáo loại C |
|
1 năm |
|
Báo cáo loại D |
|
1 năm |
|
Báo cáo loại E |
|
1 năm |
|
Xếp hạng của từng khu vực và thực hiện của đánh giá BSCI
Giá trị của từng xếp hạng câu hỏi được thêm vào và chuyển đổi thành tỷ lệ phần trăm hoàn thành của từng khu vực thực hiện. Tỷ lệ hoàn thành này xác định đánh giá của từng khu vực thực hiện.
Xếp hạng tổng thể của đánh giá nhà máy BSCI
Xếp hạng được đánh giá theo các xếp hạng lĩnh vực thực hiện khác nhau thu được ở trên, người được đánh giá (nhà máy) sẽ nhận được kết quả đánh giá cuối cùng của đánh giá nhà máy BSCI.
Lưu ý: Nếu đánh giá nhà máy, xí nghiệp BSCI phát hiện ra có lao động cưỡng bức, lao động trẻ em, các rủi ro đối với sức khoẻ hoặc cuộc sống của công nhân, người lao động và hành vi phi đạo đức, chuyên gia đánh giá phải cảnh báo ngay lập tức. Trong trường hợp này, nhà máy, xí nghiệp sẽ không nhận được đánh giá BSCI hoàn chỉnh, nhưng sẽ nhận được tuyên bố không khoan nhượng.
Hiệu lực của BSCI được phân thành nhiều cấp độ khác nhau
5. Lợi ích của chứng nhận BSCI
Doanh nghiệp được chứng nhận BSCI không chỉ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đó mà còn là cơ hội giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường kinh doanh, tiếp cận và xuất khẩu sang các thị trường quốc tế như Mỹ, Anh, châu Âu, Trung Quốc... Tiêu chuẩn BSCI đem lại rất nhiều lợi ích cho công ty khi tuân thủ trách nhiệm xã hội.
Tuân thủ pháp luật
Tuân thủ yêu cầu pháp lý thông qua việc đáp ứng về hồ sơ môi trường, hồ sơ liên quan tới an toàn và sức khoẻ người lao động, hồ sơ công lương…
BSCI là minh chứng cho việc sản phẩm của doanh nghiệp được tạo ra không từ việc bóc lột sức lao động và sử dụng lao động trẻ em bất hợp pháp.
Tối ưu chi phí cho doanh nghiệp
Tiết kiệm thời gian và chi phí thông qua việc giảm tần suất đánh giá trách nhiệm xã hội từ khách hàng.
Tăng năng suất lao động
Xây dựng hệ thống nền tảng để thúc đẩy các điều kiện sản xuất công bằng và an toàn hơn.
Nâng cao giá trị doanh nghiệp
Việc tuân thủ Bộ quy tắc ứng xử BSCI giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro trong sản xuất kinh doanh và nâng cao thương hiệu với đối tác kinh doanh và cộng đồng.
Được công nhận quốc tế
Chứng nhận BSCI được công nhận quốc tế, góp phần xóa bỏ rào cản thương mại quốc tế, giúp doanh nghiệp mở rộng cơ hội kinh doanh, cơ hội tiếp cận thị trường mới (Mỹ, châu Âu,…).
Từ những lợi ích trên, công ty, doanh nghiệp sau khi đánh giá BSCI thành công sẽ cải thiện khả năng phục hồi của công ty, doanh nghiệp đó trước những biến động, thay đổi của ngành và thị trường. Đồng thời giúp nâng cao danh tiếng cho Quý doanh nghiệp bằng việc đáp ứng kỳ vọng của đối tác/khách hàng và các bên liên quan từ đó góp phẩn thực hiện được mục tiêu phát triển bền vững.
6. Quy trình chứng nhận BSCI chuẩn Quốc tế tại Ahead
Dưới đây là quy trình chứng nhận BSCI theo chuẩn Quốc tế mà doanh nghiệp, công ty có thể tham khảo.
Bước 1: Đăng ký chứng nhận BSCI
Doanh nghiệp liên hệ Tổ chức chứng nhận để cung cấp thông tin và tiếp nhận đăng ký đánh giá tiêu chuẩn BSCI.
Bước 2: Đánh giá chứng nhận BSCI sơ bộ
Các công ty, doanh nghiệp hoàn thành đánh giá nội bộ trước khi đánh giá chính thức để thể hiện rằng doanh nghiệp đã và đanh áp dụng các thông lệ tuân thủ trách nhiệm xã hội. Doanh nghiệp tự đánh giá theo Mẫu tự đánh giá BSCI và nộp tại thời điểm đăng ký chứng nhận BSCI.
Bước 3: Đánh giá chính thức tại doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần chuẩn bị các công việc liên quan đến hiện trường nhà máy, hồ sơ, tài liệu để để đánh giá BSCI chính thức.
Bước 4: Thẩm xét hồ sơ
Sau khi hoàn thành đánh giá BSCI chính thức, Tổ chức chứng nhận sẽ tiền hành thẩm xét hồ sơ cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ cần khắc phục nếu có điểm chưa phù hợp với tiêu chuẩn BSCI.
Bước 5: Cấp chứng nhận xác nhận báo cáo BSCI
Sau khi hoàn thiện hồ sơ khắc phục sau đánh giá BSCI, Tổ chức chứng nhận sẽ gửi 01 Báo cáo BSCI có kèm chữ ký và xác nhận cho doanh nghiệp. Tổ chức chứng nhận BSCI cũng sẽ gửi Báo cáo BSCI lên trang web chính thức của BSCI trong vòng 01 tuần.
Quy trình chứng nhận BSCI đơn giản giúp doanh nghiệp dễ dạt đạt được
7. Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì trước khi đánh giá BSCI
Trước khi đánh giá BSCI, doanh nghiệp cần có một đơn vị đã là thành viên của Tổ chức BSCI giới thiệu vào bằng cách tạo Request trên hệ thống thì mới tiến hành đánh giá BSCI được. Ngoài ra, công ty, doanh nghiệp cần chuẩn bị một số hồ sơ, tài liệu sau trước khi đánh giá cấp chứng chỉ BSCI. Hồ sơ bao gồm:
- Một số hồ sơ pháp lý
- Giấy phép đăng ký kinh doanh
- Giấy phép con (Đối với các ngành nghề có điều kiện quy định tại Luật đầu tư 2014 và Luật đầu tư 2017)
- Hồ sơ chứng minh phạm vi doanh nghiệp đăng ký đánh giá
- Một số hồ sơ quy trình BSCI
- Mục tiêu trách nhiệm xã hội
- Chính sách trách nhiệm xã hội
- Các quy trình/biểu mẫu áp dụng tại các phòng ban
- Hồ sơ môi trường
- Hồ sơ liên quan tới an toàn và sức khoẻ người lao động
- Hồ sơ công lương
- Hồ sơ đánh giá nội bộ…
8. Các dịch vụ đánh giá BSCI tại AHEAD
AHEAD là công ty tư vấn sẽ hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng hệ thống, hướng dẫn doanh nghiệp chuẩn bị các tài liệu, hồ sơ theo Bộ quy tắc ứng xử BSCI.
AHEAD sẽ phối hợp với Tổ chức chứng nhận (bên thứ ba). Tổ chức đánh giá BSCI này là tổ chức độc lập, hoạt động uy tín, có giấy phép hoạt động hợp pháp và là thành viên được các hiệp hội, diễn đàn liên quan đến lĩnh vực đánh giá quốc tế công nhận. Các Tổ chức chứng nhận đáp ứng các điều kiện trên sẽ được thực hiện đánh giá BSCI tại doanh nghiệp.
AHEAD sẽ giúp các công ty, doanh nghiệp lựa chọn Tổ chức chứng nhận phù hợp với mong muốn của doanh nghiệp đó.
9. Mẫu giấy chứng nhận BSCI
Dưới đây là mẫu giấy chứng nhận BSCI của Công ty nội thất Maka được đánh giá trong năm 2021 và được xếp hạng C.
Nội thất Maka là thành viên của BSCI. Doanh nghiệp này đã được chứng nhận BSCI trong nhiều năm. Maka là nhà cung cấp yêu thích của nhiều khách hàng thương hiệu quốc tế và cũng là nhà cung cấp độc quyền của nhiều khách hàng thương mại điện tử.
Mẫu giấy chứng nhận BSCI của Công ty nội thất Maka được hạng C
10. Một số doanh nghiệp đạt chứng nhận BSCI tiêu biểu của AHEAD
Dưới đây là một số công ty, doanh nghiệp tiêu biểu đã tư vấn chứng nhận BSCI của Công ty AHEAD. Bao gồm:
- Công ty TNHH Longyu Việt Nam
- Công ty TNHH Elite Group
- Công ty May Kim Sơn
- Công ty TNHH Emich International
- Công ty TNHH Texon Vina
- Công ty TNHH KSA Polymer Hà Nội
11. Liên hệ chứng nhận BSCI
Nếu công ty của bạn đang có nhu cầu mở rộng thị trường kinh doanh, tiếp cận và xuất khẩu sang các thị trường quốc tế như Mỹ, Anh, châu Âu, Trung Quốc... và muốn làm chứng nhận BSCI thì hãy liên hệ với AHEAD theo số Hotline: Ms.Phương: 0987.953.530 hoặc Email: phuongphuongmkt68@gmail.com để được hỗ trợ và tư vấn trong thời gian sớm nhất!