TIÊU CHUẨN C-TPAT MỚI NHẤT 2024 TIÊU CHUẨN AN NINH CHUỖI CUNG ỨNG

Tiêu chuẩn C-TPAT là một trong những yêu cầu các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu khi xuất khẩu hàng hoá sang Mỹ và các thị trường quốc tế.

1. Tiêu chuẩn C-TPAT là gì?

Tiêu chuẩn C-TPAT là cụm từ viết tắt của Customs-Trade Partnership Against Terrorism - Quan hệ đối tác thương mại hải quan chống khủng bố) là một chương trình hợp tác an ninh giữa Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (CBP) và các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng quốc tế.

C-TPAT được thành lập năm 2011 bởi chính phủ Mỹ cùng các doanh nghiệp. Mục đích của chứng chỉ C-TPAT là hướng tới sự hợp tác, phối hợp xây dựng giữa các công ty, doanh nghiệp nhằm cải thiện an ninh chuỗi cung ứng trong thị trường quốc tế.

Để đạt tiêu chuẩn C-TPAT các doanh nghiệp phải thực hiện các yêu cầu thực hành bảo mật với cơ quan hải quan và biên phòng Mỹ. Khi đã đạt yêu cầu hàng hoá doanh nghiệp sẽ được thông quan nhanh hơn khi qua biên giới Hoa Kỳ.

TIÊU CHUẨN C-TPAT MỚI NHẤT 2024 TIÊU CHUẨN AN NINH CHUỖI CUNG ỨNG - Ảnh 1

Chứng nhận C-TPAT nhanh chóng, trọn gói

Thông qua chương trình này, CBP làm việc với cộng đồng thương mại để tăng cường chuỗi cung ứng quốc tế và cải thiện an ninh biên giới của Hoa Kỳ. Chương trình CTPAT được tạo ra nhằm tăng cường an ninh biên giới và ngăn chặn các hoạt động khủng bố hoặc nguy cơ an ninh khác liên quan đến chuỗi cung ứng hàng hóa.

2. Chứng nhận C-TPAT là gì?

Chứng nhận C-TPAT là chuỗi hoạt động thoả thuận hợp tác an ninh với CBP và áp dụng thành công các điều khoản của C-TPAT vào hoạt động vận chuyển, xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Mỹ của doanh nghiệp.

Chứng chỉ C-TPAT ràng buộc các bên liên quan chính của thương mại Quốc tế: nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, nhà sản xuất, hãng vận tải…. C-TPAT chỉ là một lớp trong chiến lược thực thi hàng hoá nhiều lớp của CBP, góp phần giải quyết các vi phạm an ninh tiềm ẩn.

Một doanh nghiệp được cấp chứng chỉ C-TPAT đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đó đã được đánh giá thành công bởi Tổ chức chứng nhận độc lập, uy tín cũng như tuân thủ theo các yêu cầu của C-TPAT.

3. Đối tượng áp dụng C-TPAT

Dưới đây là 13 đối tượng có thể áp dụng tiêu chuẩn C-TPAT, cụ thể:

  1. Hãng vận tải
  2. Hãng vận tải hàng không
  3. Hãng vận chuyển đường cao tốc
  4. Nhà nhập khẩu
  5. Nhà xuất khẩu
  6. Nhà môi giới hải quan
  7. Nhà sản xuất ở nước ngoài
  8. Cơ quan quản lý cảng biển và bến bãi
  9. Hãng vận tải đường dài ở Mexico
  10. Hãng vận tải đường sắt
  11. Hãng vận tải đường biển
  12. Nhà cung cấp dịch vụ hậu cần bên thứ ba (3PL)
  13. Người gom hàng

TIÊU CHUẨN C-TPAT MỚI NHẤT 2024 TIÊU CHUẨN AN NINH CHUỖI CUNG ỨNG - Ảnh 2

Các đối tượng cần làm chứng nhận C-TPAT

4. Nội dung cập nhật của chứng nhận C-TPAT

Tiêu chí bảo mật tối thiểu (MSC) của C-TPAT đã cập nhật 2 tiêu chí mới đưa vào phiên bản tháng 1 năm 2020. Hai tiêu chí mới này được chia sẻ với các thành viên thông qua Cổng thông tin C-TPAT hay còn gọi là Hướng dẫn viên MSC. Dưới đây là nội dung cập nhật của 2 tiêu chí mới này. Cụ thể:

4.1. Bảo mật theo thủ tục- Bắt đầu phân tích sau sự cố càng sớm càng tốt- Tiêu chí 7.37

Tiêu chí: Sau một sự cố bảo mật quan trọng, các thành viên phải phân tích các sự cố có thể xảy ra sau khi nhận thực được sự cố và để xác định nơi chuỗi cung ứng có thể đã bị xâm phạm. Phân tích này không được can thiệp hay cản trở vào bất kỳ cuộc điều tra đã biết nào do cơ quan thực thi pháp luật của chính phủ triển khai. Các phát hiện sau khi phát hiện sự cố của công ty phải được tiến hành thành văn bản, hoàn thành, càng sớm càng tốt và nếu được cơ quan thực thi pháp luật cho phép, cung cấp cho SCSS khi có yêu cầu.

Hướng dẫn triển khai: Sự cố bảo mật là một sự vi phạm trong đó các biện pháp an ninh đã bị phá vỡ, né tránh hoặc vi phạm và dẫn đến hoặc sẽ dẫn đến một hành vi phạm tội. Các sự cố an ninh có thể kể đến như các hành động khủng bố, buôn lậu hoặc những người trốn theo tàu.

4.2. An ninh Nhân sự - Quy tắc Ứng xử của nhân viên- Tiêu chí 11.5

Tiêu chí: Quy tắc ứng xử của nhân viên đối với thành viên C-TPAT bao gồm các kỳ vọng và xác định các hành vi có thể chấp nhận được. Các hình phạt và quy trình kỹ thuật phải được đưa vào Quy tắc ứng xử. Nhân viên hay nhà thầu phải xác nhận họ đã đọc và hiểu Quy tắc ứng xử bằng cách ký tên vào Quy tắc ứng xử và các nhận này phải được lưu trong hồ sơ của nhân viên để làm tài liệu.

Hướng dẫn thực hiện: Quy tắc ứng xử giúp bảo vệ công ty và thông báo cho cán bộ nhân viên về những kỳ vọng. Mục đích của Quy tắc ứng xử là phát triển và duy trì một tiêu chuẩn ứng xử mà doanh nghiệp có thể chấp nhận được. Thậm chí một doanh nghiệp quy mô nhỏ cũng cần phải có Quy tắc ứng xử nhưng không cần quá phức tạp.

5. Lợi ích khi được chứng nhận C-TPAT

C-TPAT là chứng nhận mang lại rất nhiều lợi ích không chỉ cho doanh nghiệp mà còn cho người tiêu dùng. Đó là lý do mà số lượng doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn C-TPAT vào quá trình sản xuất ngày càng nhiều.

5.1. Đối với doanh nghiệp

Nâng cao thương hiệu, uy tín của công ty

Sản phẩm, hàng hoá được chứng nhận C-TPAT sẽ góp phần nâng cao uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp đó hơn và được các đối tác, người tiêu dùng đánh giá cao hơn về chất lượng sản phẩm. Từ đó, người tiêu dùng sẽ tin tưởng sử dụng sản phẩm hơn.

TIÊU CHUẨN C-TPAT MỚI NHẤT 2024 TIÊU CHUẨN AN NINH CHUỖI CUNG ỨNG - Ảnh 3

Lợi ích của chứng chỉ C-TPAT với doanh nghiệp và khách hàng

Giảm gián đoạn trong chuỗi cung ứng

Các yêu cầu nghiêm ngặt trong quy định của chứng nhận C-TPAT đưa ra giúp giảm gián đoạn trong chuỗi cung ứng. Điều này góp phần giảm số lượng hàng hoá bị ngưng hoặc bị hoàn lại. Đồng thời giúp giảm thời gian kiểm tra khi qua cửa hải quan, biên phòng.

Giảm thiểu chi phí

Việc áp dụng tiêu chuẩn C-TPAT giúp công ty hiểu rõ hơn và cải tiến hơn về an toàn lao động. Điều này giúp giảm bồi thường, rủi ro, thiệt hại cho doanh nghiệp. Thời gian lưu thông hàng hoá giảm tiết kiệm cho công ty một chi phí khá lớn về sự tồn đọng sản phẩm, hàng hoá và chậm doanh thu.

Tăng khả năng dự báo trong việc di chuyển hàng hoá

Việc cắt giảm trong các thủ tục kiểm tra tại hải quan, cảng doanh nghiệp dự báo dễ dàng thời gian vận chuyển hàng hoá hơn. Việc này giúp đưa chuỗi cung ứng sản phẩm hoạt động đúng lịch trình và kế hoạch.

5.2. Đối với khách hàng

Yêu cầu của C-TPAT là kiểm soát sản phẩm, hàng hoá rất chặt chẽ. Điều này giúp khách hàng yên tâm hơn về nguồn gốc xuất xứ và chất lượng sản phẩm trước khi nhập khẩu vào Mỹ và thị trường châu Âu.

Các sản phẩm đạt C-TPAT giúp khách hàng tin tưởng sử dụng sản phẩm đó hơn.

6. Lưu ý của tiêu chuẩn C-TPAT

Khi doanh nghiệp, công ty tham gia vào chương trình chứng nhận C-TPAT thì doanh nghiệp sẽ được thoả thuận làm việc với CBP nhằm bảo vệ chuỗi cung ứng, xác định các lỗ hổng bảo mật và tiến hành các biện pháp an ninh cụ thể và các phương pháp hay nhất.

Theo yêu cầu của tiêu chuẩn C-TPAT thì các thành viên phải giải quyết một loạt các chủ đề bảo mật và trình bày hồ sơ bảo mật, trong đó có các hành động nhằm điều chỉnh an ninh trong toàn bộ chuỗi cung ứng.

7. Quy trình chứng nhận C-TPAT mới nhất 2024

Dưới đây là quy trình đánh giá cấp chứng chỉ C-TPAT mà doanh nghiệp có thể tham khảo:

Bước 1: Lâp hồ sơ đánh giá rủi ro bảo mật

Doanh nghiệp có nhu cầu làm chứng chỉ C-TPAT cần tiến hành lập hồ sơ đánh giá rủi ro bảo mật theo yêu cầu của tiêu chuẩn C-TPAT.

Bước 2: Nộp đơn đăng ký đánh giá chứng nhận

Doanh nghiệp tiến hành đăng ký đánh giá xác nhận tuân thủ với Tổ chức chứng nhận độc lập, uy tín.

TIÊU CHUẨN C-TPAT MỚI NHẤT 2024 TIÊU CHUẨN AN NINH CHUỖI CUNG ỨNG - Ảnh 4

Quy trình đánh giá C-TPAT mới nhất 2024

Bước 3: Hoàn thành hồ sơ bảo mật chuỗi cung ứng

Doanh nghiệp hoàn thành hồ sơ bảo mật chuỗi cung ứng (trong đó giải thích cách công ty đáp ứng các tiêu chí bảo mật tối thiểu của CTPAT).

Bước 4: Đánh giá chính thức

Tổ chức chứng nhận độc lập, uy tín sẽ tiến hành đánh giá sự tuân thủ của doanh nghiệp đó so với các yêu cầu của C-TPAT.

Bước 5: Cấp chứng chỉ

Sau khi đánh giá thành công, Tổ chức chứng nhận sẽ cấp chứng nhận “Certificate of compliance to C-TPAT” cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cung cấp chứng chỉ C-TPAT cho khách hàng, đối tác để đăng ký tham gia vào chương trình thành viên của Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (CBP) nếu cần. Nếu hồ sơ của doanh nghiệp đáp ứng những yêu cầu của Tiêu chuẩn, giấy chứng nhận CTPAT của doanh nghiệp sẽ được xác nhận trong 1 năm.

Sau khi hoàn thành thành công hồ sơ đăng ký và bảo mật chuỗi cung ứng, CBP sẽ xem xét các tài liệu đã nộp. Chương trình CBP C-TPAT sau đó sẽ có tối đa 90 ngày để chứng nhận công ty tham gia chương trình hoặc từ chối đơn đăng ký. Nếu đạt chứng chỉ C-TPAT, công ty sẽ được xác nhận trong vòng ba năm sau khi chứng nhận.

8. Liên hệ đăng ký chứng nhận C-TPAT

Nếu Quý doanh nghiệp đang có nhu cầu mở rộng chuỗi cung ứng sang thị trường Hoa Kỳ, châu Âu và muốn tư vấn tiêu chuẩn C-TPAT để xuất khẩu sản phẩm của doanh nghiệp mình thì hãy liên hệ với chúng tôi theo số Hotline: Ms. Phương: 0987.953.530 hoặc Email: phuongphuongmkt68@gmail.com để được hỗ trợ và tư vấn trong thời gian sớm nhất!

Liên hệ