Quy trình an ninh C-TPAT bao gồm các bước nào quan trọng?
Quy trình an ninh C-TPAT không chỉ gồm thiết lập chính sách an ninh cho chuỗi cung ứng mà còn gồm lập kế hoạch thực hiện quy trình, cách thực hiện quy trình…
1. Quy trình an ninh C-TPAT bao gồm các bước nào?
Việc xây dựng quy trình an ninh C-TPAT đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo an ninh chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp, công ty. Dưới đây gồm 5 bước trong quy trình C-TPAT mà các doanh nghiệp cần để đảm bảo an ninh có thể tham khảo. Cụ thể:
Bước 1: Thiết lập chính sách an ninh cho chuỗi cung ứng
Trong quy trình an ninh của chứng nhận C-TPAT, chính sách an ninh là yếu tố then chốt trong việc xây dựng và cải tiến mức độ an toàn trong chuỗi cung ứng. Một chính sách an ninh cho chuỗi cung ứng phù hợp có thể duy trì và nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức đó.
Liên hệ AHEAD để được tư vấn chi tiết
Chính sách an ninh cho chuỗi cung ứng cần có sự cam kết của lãnh đạo doanh nghiệp trong việc tuân thủ theo các quy định của pháp luật và các yêu cầu khác liên quan đến an ninh hàng hoá đang được áp dụng. Thiết lập chính sách an ninh là bước khởi đầu trong quy trình an ninh C-TPAT, cũng là nền tảng để xây dựng và triển khai Hệ thống quản lý an ninh.
Chính sách an ninh phải được xem xét liên tục nhằm đảm bảo các biện pháp an ninh mà doanh nghiệp đề ra được thực hiện đầy đủ và phù hợp với tình hình thực tế.
Bước 2: Lập kế hoạch thực hiện quy trình C-TPAT
Sau khi Lãnh đạo doanh nghiệp đã phê duyệt chính sách an ninh thì bước tiếp theo sẽ là lập kế hoạch thực hiện quy trình C-TPAT. Bước lập kế hoạch này cũng tương ứng với P (Plan) trong mô hình PDCA của tiêu chuẩn C-TPAT.
Một kế hoạch hoàn thiện phải đạt được sự tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn C-TPAT và tuân thủ các yêu cầu của pháp luật. Các công việc cần làm trong quá trình lập kế hoạch bao gồm:
- Xác định các yêu cầu về an ninh của chứng chỉ C-TPAT mà doanh nghiệp cần tuân thủ
- Xác định các yêu cầu của pháp luật về an ninh chuỗi cung ứng
- XÁc định các yếu tố an ninh có ảnh hưởng tới doanh nghiệp
- Xây dựng mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình quản lý an ninh nhằm đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu đề ra.
Bước 3: Thực hiện quy trình an ninh C-TPAT
Ở bước thứ 3 này, các tổ chức, doanh nghiệp cần cung cấp các quy trình, công cụ và các nguồn lực cần thiết để hiện thức hoá kế hoạch áp dụng C-TPAT một cách bền vững và hiệu quả.
Yêu cầu của việc thực hiện quy trình là doanh nghiệp cần cập nhật thường xuyên các thay đổi bao gồm: phân công trách nhiệm, quyền hạn cho các nhân viên, cung cấp các khoá đào tạo năng lực và nhận thức, phổ biến và áp dụng chính sách cùng các hoạt động cải tiến.
Các công việc trong bước thực hiện quy trình an ninh C-TPAT bao gồm:
- Lựa chọn nhân sự/ quản lý phù hợp là người chỉ đạo và chịu trách nhiệm thực hiện, duy trì hệ thống an ninh
- Tổ chức các buổi đào tạo phù hợp cho từng nhóm đối tượng trong doanh nghiệp
- Trang bị các thiết bị để đảm bảo an ninh trong doanh nghiệp như camera, khoá…
- Thiết lập kênh thông tin nội bộ và bên ngoài để đảm bảo việc trao đổi thông tin không bị gián đoạn
- Thực hiện công việc theo đúng quy trình và văn bản hướng dẫn
Các bước triển khai
Bước 4: Giám sát và Đánh giá kết quả thực hiện C-TPAT
Sau khi thực hiện quy trình an ninh C-TPAT, doanh nghiệp cần tiến hành giám sát và đánh giá kết quả thực hiện C-TPAT. Các nội dung công việc trong bước thứ 4 này bao gồm:
- Xây dựng bộ phận chuyên trách thực hiện việc giám sát
- Áp dụng quy trình giám sát tại các bộ phận
- Đo lường, tổng kết, phân tích kết quả thực hiện
- Đánh giá mức độ tuân thủ Hệ thống quản lý an ninh so với yêu cầu của pháp luật, mong đợi của các bên liên quan, mục tiêu an ninh của tổ chức và yêu cầu của chứng nhận C-TPAT
Bước 5: Hành động khắc phục và cải tiến quy trình an ninh C-TPAT
Sau khi đánh giá kết quả thực hiện C-TPAT, doanh nghiệp cần tiến hành thực hiện các hành động khắc phục và cải tiến quy trình an ninh C-TPAT. Các công việc bao gồm:
- Lưu giữ tất cả tài liệu, hồ sơ liên quan tới việc tuân thủ và áp dụng tiêu chuẩn C-TPAT trong thời gian quy định.
- Thực hiện hành động khắc phục đối với những điểm không phù hợp
- Lập kế hoạch cải tiến an ninh chuỗi cung ứng
- Báo cáo kết quả và kế hoạch thực hiện cho lãnh đạo của doanh nghiệp
- Lãnh đạo của doanh nghiệp xem xét và có những chỉ đạo kịp thời nếu cần thiết
2. Liên hệ tư vấn quy trình an ninh C-TPAT
Nếu Quý doanh nghiệp đang có nhu cầu làm chứng chỉ C-TPAT và muốn tư vấn quy trình an ninh C-TPAT chi tiết hơn thì hãy liên hệ với chúng tôi theo số Hotline: Ms. Phương: 0987.953.530 hoặc Email: phuongphuongmkt68@gmail.com để được hỗ trợ và tư vấn trong thời gian sớm nhất!