OCS LÀ GÌ? CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ OCS

Chứng nhận OCS về thành phần hữu cơ được áp dụng cho bất kỳ sản phẩm nào không phải là thực phẩm nhưng phải có chứa từ 5% đến 100% nguyên liệu hữu cơ.

OCS là gì?

OCS là cụm từ viết tắt của “Organic Content Standard”, nghĩa là “Tiêu chuẩn thành phần hữu cơ”. OCS thuộc quyền sở hữu của Textile Exchange, được phát triển vào tháng 03/2013. Đây là một tiêu chuẩn quốc tế, tự nguyện và đầy đủ, mục đích là để tăng cường sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

ocs là gì? các câu hỏi thường gặp về ocs

OCS là tiêu chuẩn về thành phần hữu cơ

Các câu hỏi thường gặp về OCS

Chứng nhận OCS là gì?

Chứng nhận OCS là hoạt động đánh giá chứng nhận do tổ chức chứng nhận tiêu chuẩn OCS có thẩm quyền thực hiện, để đánh giá sự phù hợp theo tiêu chuẩn OCS. Chứng nhận này chỉ được cấp sau khi doanh nghiệp đáp ứng sự phù hợp của tiêu chuẩn. Đảm bảo tính chuyên nghiệp của chứng nhận cũng như lợi ích của người sử dụng sản phẩm (người tiêu dùng).

Có mấy loại chứng nhận OCS?

Chứng nhận OCS có hai loại khác nhau (OCS 100 và OCS Blended):

- Chứng nhận OCS 100: Chỉ được sử dụng cho sản phẩm có chứa 95% nguyên liệu hữu cơ trở lên.

- Chứng nhận OCS Blended: Được sử dụng cho các sản phẩm có chứa tối thiểu 5% nguyên liệu hữu cơ được pha trộn với nguyên liệu thô thông thường hoặc tổng hợp.

Chỉ những sản phẩm nào đã được xác minh, kiểm tra và cấp chứng nhận OCS thì mới được gắn tag tương ứng trên sản phẩm đó.

ocs là gì? các câu hỏi thường gặp về ocs

Chứng nhận OCS có 2 loại khác nhau

Tiêu chuẩn OCS quy định tỷ lệ nguyên vật liệu hữu cơ tối thiểu cần có trong sản phẩm là bao nhiêu?

Các sản phẩm OCS phải chứa ít nhất 5% vật liệu hữu cơ trong thành phần sản xuất.

Trường hợp nào không thể đánh giá được OCS?

Với những doanh nghiệp chỉ mới đăng ký hoạt động mà chưa đi vào sản xuất thực tế thì không thể đánh giá OCS.

Thế nào là tổ chức chứng nhận OCS uy tín?

Tổ chức chứng nhận OCS uy tín là tổ chức hoạt động độc lập với đơn vị đăng ký đánh giá chứng nhận (bên thứ ba), có giấy phép hoạt động hợp pháp và là thành viên được các diễn đàn, hiệp hội liên quan đến lĩnh vực chứng nhận quốc tế công nhận. Những đơn vị đáp ứng các điều kiện trên được trao quyền thực hiện chứng nhận OCS.

Chi phí chứng nhận OCS bao nhiêu?

Doanh nghiệp có địa điểm (số nơi đăng ký chứng nhận), quy mô nhân sự tại điểm đánh giá, phạm vi đánh giá (lĩnh vực hoạt động) và yêu cầu khác nhau sẽ có chi phí chứng nhận OCS khác nhau. Về cơ bản, chi phí chứng nhận OCS bao gồm các khoản sau:

- Chi phí đăng ký chứng nhận

- Chi phí đánh giá chứng nhận

- Chi phí cấp chứng chỉ

Liên hệ tư vấn chứng nhận 

Ms.Phương: 0987.953.530

Email: phuongphuongmkt68@gmail.com

Liên hệ